Xây dựng chiến lược phát triển ngành TCVM đảm bảo hoạt động an

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và bài học nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở việt nam (Trang 73)

1.1 .Định hướng phát triển từ Nhà nước

1.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển ngành TCVM đảm bảo hoạt động an

bền vững.

Nhận thức được vai trò quan trọng của TCVM như là một cơng cụ hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn Chiến lược phát triển TCVM của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu chuyển đổi ngành TCVM thành một ngành vững mạnh theo định hướng thị trường, đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ cho tất cả khách hàng với các tổ chức tham gia dịch vụ TCVM mạnh; cung cấp nhiều dịch vụ tài chính có chất lượng cho các hộ gia đình nghèo và thu nhập thấp; tăng cường cơ hội phát triển kinh tế cho người dân. Được biết, Chương trình Phát triển TCVM sẽ hướng tới hợp nhất TCVM vào thị trường tài chính chính thức thơng qua thúc đẩy phát triển các TCTCVM mới nổi trở thành các tổ chức tín dụng chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, đồng thời khuyến khích cải cách và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng của nhà nước có liên quan đến TCVM như Ngân hàng Chính sách Việt Nam và Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương. Chương trình cũng giúp nâng cao năng lực hoạt động và giám sát TCVM , và hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng của khu vực tài chính, bao gồm cơ sở đào tạo, các chương trình tuyên truyền, và kế hoạch bảo vệ người tiêu dùng cũng như thiết lập một hệ

công nhân tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này, ngoài ra, các TCTCVM đang nhận được nhiều hỗ trợ trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh cũng như những hỗ trợ về nguồn tài chính cho hoạt động. Bên cạnh đó, Nhà nước cịn đang hỗ trợ để thành lập hiệp hội TCVM Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các TCTCVM , tạo điều kiện phát triển và tạo cầu nối liên kết cácTCTCVM nhằm thu hút vốn và hỗ trợ nhau cùng phát triển.

1.1.3. Nâng cao khả năng tự chủ và độc lập phát triển của các TCTCVM Việt Nam

Cơ quan quản lý nhà nước mong muốn TCTCVM hoạt động như doanh nghiệp, để có thể có lãi, đảm bảo khả năng đáp ứng các chi phí, có tích lũy để phát triển và tự vững, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn trợ cấp từ Chính phủ cũng như các tổ chức khác. Vì vậy NHNN yêu cầu các TCTCVM phải có chiến lược hoạt động và kế hoạch kinh doanh khả thi để định hướng cho quá trình hoạt động nhằm trở thành TCTCVM chính thức. Chiến lược hoạt động của các TCTCVM phải đảm bảo tuân thủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước, đảm bảo thực hiện sứ mệnh, mục tiêu trong một khoảng thời gian của các TCTCVM cũng như phải đảm bảo khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính thơng thường khác.

1.2. Định hướng phát triển của các TCTCVM

1.2.1. Phát triển hệ thống các sản phẩm, dịch vụ TCVM

Việc phát triển hệ thống các sản phẩm dịch vụ TCVM cũng như các hoạt động hỗ trợ thành viên để phục vụ tốt hơn cho người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp vi mô, và các doanh nghiệp nhỏ.

Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, người nghèo cần có nhiều loại cơng cụ tài chính để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trước rủi ro. Chính vì thế, theo nghĩa rộng, TCVM là việc tìm ra phương cách hiệu quả và đáng tin cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm TCVM . Trên thực tế, với các khoản vay nhỏ, nhiều người dân đã vươn lên thốt nghèo, thậm chí trở thành những doanh nhân vi mô tiêu biểu. Như vậy, đóng góp chung vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua, lĩnh vực TCVM đã trở thành một

TCTCVM chưa đồng bộ và cịn có hạn chế về khn khổ pháp lý. Hiện nay, kênh phân phối TCVM khá hiệu quả và chủ lực thường là những đơn vị thuộc Chính phủ như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn hoặc chương trình xố đói giảm nghèo. Tuy nhiên, một số thống kê cũng cho thấy, dù được Nhà nước hỗ trợ về nguồn lực tài chính, song nhóm chính thức này cũng chỉ giúp được khoảng 50% số hộ nghèo tiếp cận TCVM . Trong khi đó, hoạt động của nhóm bán chính thức cịn manh mún, dàn trải, ít chương trình có định hướng lâu dài, trình độ quản trị khơng đồng đều, đối mặt với khơng ít áp lực về nguồn lực tài chính, mơi trường cạnh tranh, chính sách lao động tiền lương... Các TCTCVM dường như cũng chưa chủ động trong việc vạch phương án sản xuất kinh doanh, giúp hộ nghèo kiểm soát đồng vốn cũng như khả năng sinh lời của chúng để có cơ sở giải ngân.

1.2.2. Định hướng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao trong hoạt động TCVM .

Các TCTCVM hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng của yếu tố con người đối với sự phát triển của một tổ chức, do đó, hiện nay các tổ chức đang không ngừng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như xây dựng những chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích sự đóng góp của nhân viên đối với tổ chức.

1.2.3. Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần

TCTCVM đang có những thuận lợi lớn khi, theo ước tính hiện nay, chỉ có khoảng 40% nhu cầu của người nghèo được đáp ứng, điều này có nghĩa là cịn tới 60% nữa để TCTCVM có thể tiếp tục khai thác. Để có thể đảm bảo được thị phần thì vấn để khơng chỉ là quan tâm đến khách hàng mới mà việc nâng cao chất lượng phục vụ với các khách hàng hiện có cũng là một vấn đề cần đươck quan tâm. TCTCVM hiện nay đang chịu sự cạnh tranh không nhỏ từ các tổ chức tài chính khác, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Số lượng các ngân hàng thương mại chuyên phục vụ khách hàng ở khu vực nông thôn cũng như các ngân hàng thương

ai cũng biết nhưng nếu hỏi về TCTCVM TYM với một người nông dân ở miền Bắc thì chưa chắc họ đã biết. Vì vậy, để có được “miếng bánh thị phần” sẽ khơng phải là điều dễ dàng cho các TCTCVM .

1.2.4. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các TCTCVM với nhau

Trong thời gian tới, các TCTCVM sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác phát triển với nhau trên mọi phương diện của hoạt động này như hỗ trợ nhau về nguồn vốn, về nguồn nhân lực, hợp tác cùng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chia sẻ kinh nghiệm cũng như nguồn khách hàng, hợp tác cùng thực hiện những dự án có tầm cỡ lớn, mang lại hiệu quả cao cho quốc gia,….

Nói tóm lại, với những định hướng phát triển như trên của Chính phủ cũng như của mỗi tổ chức có thể giúp hoạt động TCVM có cơ sở pháp lý vững chắc cũng như những định hướng cụ thể để phát triển hoạt động TCVM hơn nữa ở Việt Nam, góp phần vào thực hiện hiệu quả hơn nữa những chính sách cơng của Chính phủ

2. Giải pháp thúc đẩy phát triển các TCTCVM Việt Nam

Nói tóm lại, những phân tích trên đã chỉ ra được những đóng góp khơng nhỏ của hoạt động TCVM ở Việt Nam đối với kinh tế cũng như đối với xã hội. Các hoạt động TCVM đã có những đóng góp khơng nhỏ trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống của những người nghèo và nghèo nhất, cải thiện vị thế của người phụ nữ trong xã hội, ….. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp rất lớn này thì hoạt động TCVM ở Việt Nam hiện vẫn còn đang bộc lộ rất nhiều những hạn chế, cũng như hoạt động này đang gặp phải một số những thách thức như: chưa có những chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động TCVM cũng như các TCTCVM ; thiếu đồng bộ và nhất quán trong các chính sách TCVM ; Chính phủ chưa có những chính sách và cơ chế tạo nguồn cho các TCTCVM như những hoạt động hỗ trợ về nguồn vốn hoặc các chính sách khác; ngồi ra, bản thân các TCTCVM hiện nay cũng đang bộc lộ một số những hạn chế như: thiếu nguồn lực được đào tạo, có kỹ năng trong điều hành hoạt động TCVM ; thiếu cơ sở vật chất cũng như nguồn lực trong đào tạo đội ngũ nhân viên; nguồn vốn cho hoạt động

những đóng góp hơn đối với kinh tế và xã hội, thì chúng ta cần phải có những giải pháp đồng bộ hơn nữa để nâng cao chất lượng hoạt động của TCVM ở Việt Nam, đó là những giải pháp hồn thiện hơn về khung pháp lý quy định hoạt động và đánh giá các TCTCVM ; các giải pháp nhằm nâng cao nội lực của các TCTCVM và các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ cho hoạt động của các TCTCVM ;….

2.1. Giải pháp về phía nhà nước

2.1.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý của hoạt động TCVM

Hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TCVM ở Việt Nam bao gồm: Luật Các TCTD năm 1997; Luật Doanh nghiệp (đối với các vấn đề không quy định tại Luật Các; TCTD được điều chỉnh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp); Nghị định số 28/2005/NĐ-CP và Nghị định số 165/2007/NĐ- CP của Chính phủ; Thơng tư số 02/2008/TT-NHNN ngày 02/04/2008 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28 và Nghị định 165; Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/04/2009 của Thống đốc NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ; Thơng tư số 08/2009/TT-NHNN ngày 28/04/2009 của Thống đốc NHNN hướng dấn về mạng lưới hoạt động của TCTCQMN; Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010 của Thống đốc NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ.

Nhìn chung, trong khn khổ của những văn bản pháp luật trên đã công nhận hoạt động hợp pháp của các TCTCVM ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều quy định lại tỏ ra không phù hợp cho hoạt động TCVM trong giai đoạn hiện nay, cũng như các quy định chưa đồng bộ. Do đó để khắc phục hạn chế này, các cơ quan pháp lý của Nhà nước cần phối hợp với các TCTCVM đưa ra những ý kiến nhằm xây dựng một bộ luật riêng quy định về hoạt động TCVM với năng lực pháp lý cao nhất thay thế cho những văn bản, quy định về hoạt động TCVM để điều chỉnh hoạt động TCVM của các tổ chức một cách đồng bộ và thống nhất, bởi vì hoạt động TCVM đang được điều chỉnh bởi luật các tổ chức tín dụng, tuy nhiên, hoạt động TCVM là

trong hoạt động TCVM giữa Nhà nước với các TCTCVM . Thông qua hiệp hội này, Chính phủ có thể phổ biến các quy định, quy chế của Nhà nước về hoạt động này, cũng là nơi các cơ quan chức năng có thể tham khảo ý kiến của các đối tượng có liên quan để xây dựng và giám sát việc thực hiện những quy định, chính sách phù hợp cho hoạt động TCVM . Bên cạnh đó, hiệp hội này cũng là nơi phổ biến những quy định của Nhà nước cho các TCTCVM , cũng là nơi để các TCTCVM có thể phản ánh những ý kiến, nguyện vọng để phát triển hoạt động của các tổ chức, cũng như là nơi để các TCTCVM tăng cường hoạt động trao đổi, hợp tác với với nhau và với những tổ chức khác để cùng phát triển,….

Thứ hai, một điểm đáng lưu ý là hoạt động TCVM ở Việt Nam do NHNN Việt Nam quy định và giám sát. Do đó, một vấn đề cần thiết là NHNN cần xây dựng một bộ máy chuyên nghiệp và am hiểu trong lĩnh vực TCVM để tổ chức này không chỉ là cơ quan quản lý hoạt động của các TCTCVM thông qua những hoạt động giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình của các TCTCVM , mà cơ quan này còn hỗ trợ các TCTCVM trong q trình hoạt động thơng qua việc xây dựng chính sách, chiến lược, cũng như định hướng phát triển cũng như có những hỗ trợ cần thiết trong hoạt động của các TCTCVM .

2.1.2. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các TCTCVM

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo lập cơ chế bình đẳng trong ngành, giữa các TCTCVM và các ngân hàng chính sách. Đối với ngành tài chính ngân hàng Việt Nam nói chung TCVM nói riêng, tính tự chủ của các tổ chức thường bị hạn chế thể hiện ở cơ chế cấp phép và các biện pháp điều hành lãi suất hay phí suất cịn mang tính can thiệp hành chính. Theo các qui định hiện hành, việc mở rộng dịch vụ mới hay mở rộng chi nhánh đòi hỏi các TCTCVM phải nhận được sự cho phep của NHNN. Việc quản lý theo phương thức giấy phép có mục đích nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TCVM trên cơ sở các nguyên tắc thận trọng như vậy là cần thiết, tuy nhiên, song song với đó thì việc dần dần nới lỏng tiến tới xóa bỏ cơ chế hành chính là rất cần thiết để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của

Những ưu đãi về lãi suất đối với NHNN&PTNT và NHCSXH trong thời gian qua bên cạnh việc tạo lợi thế cho các ngân hàng này trong việc phục vụ khách hàng nghèo thì cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế đó là việc bảo hộ ngân hàng chính sách tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, gây mất hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực về vốn của toàn xã hội, đặc biệt là đối với các TCTCVM cịn non trẻ hiện nay. Rõ ràng là nếu khơng có một thị trường cạnh tranh lành mạnh thì các TCTCVM sẽ gặp khó có thể hoạt động hiệu quả và phát huy hết vai trị trong việc xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Như vậy, việc loại bỏ bao cấp là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của ngành TCVM , và Chính phủ cần thực hiện các bước nhằm nâng dần mức lãi suất mà NHCSXH cho vay cho đến khi đạt được mức trang trải các chi phí vốn, rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động, từ đó giảm sự phụ thuộc vào NHNN và giảm gánh nặng ngân sách.

Thứ hai, nhà nước cần cho phép các TCTCVM được công nhận như những pháp nhân độc lập được vay vốn và chịu trách nhiệm về việc trả nợ nước ngồi. Theo các quy định hiện hành thì các TCTCVM khơng được phép vay từ nguồn quỹ xóa đói, giảm nghèo tài trợ từ ADB hoặc WB; hoặc các TCTCVM không được phép vay nợ nước ngồi, hoặc nếu có vay nợ thì cũng khơng có cơ chế hồn trả; các TCTCVM chỉ được phép duy trì tỷ lệ tiết kiệm nhỏ hơn 50%;….Những quy định trên cùng với thực trạng thiếu vốn hoạt động của các TCTCVM của Việt Nam như hiện nay đã tạo ra một bức cản rất lớn trong hoạt động của các TCTCVM ở Việt Nam. Do đó, Nhà nước cần cho phép các TCTCVM được công nhận như những pháp nhân độc lập được vay vốn và chịu trách nhiệm về việc vay và trả nợ nước ngồi. Ngồi ra, Nhà nước cũng nên có những quy định trong cơ chế bảo lãnh cho hoạt động vay nợ cũng như những hỗ trợ trong việc hoàn trả nợ vay của các TCTCVM , cho phép các TCTCVM được tiếp cận những nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức trên thế giới, cũng như những nguồn vốn ưu đãi khác, bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đưa ra những quy định rõ ràng về điều kiện cho các TCTCVM được phép thực hiện vay vốn để đảm bảo an toàn trong hoạt động trong các

để duy trì hoạt động bền vững, những quy định cứng nhắc về lãi suất có thể là rào cản đối trong quá trình hoạt động của các TCTCVM . Các chính sách mới nên được đưa ra để tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các việc thành lập và chuyển đổi sang mơ hình TCTCVM khuyến khích sự phát triển của khu vực này. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cho TCTCVM cẩn phải được xây dựng và sớm triển khai để tạo điều kiện cho TCVM đến được với nhiều người có nhu cầu hơn với chất lượng tốt hơn. Chính sách thuế đối với TCTCVM nên được xem xét và cân nhắc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng của một số tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và bài học nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)