Thực trạng về mậu dịch gạo thế giới

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 35 - 38)

I. Đặc điểm về những mặt hàng nông sản phẩm vàthị trường xuất

I.2. Thực trạng về mậu dịch gạo thế giới

Theo USDA, sản lượng gạo xay xát toàn cầu năm 1999/2000 sẽ đạt mức kỷ lục 395,9 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với dự đoán tháng 11 nhưng tăng 1% so với sản lượng từ năm 1998/1999. Sở dĩ như vậy là do sản lượng gạo của Ấn Độ (nước sản xuất lớn gạo thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc) giảm do bị thiệt hại bởi cơn lốc lớn tại khu vực miền đông Ấn Độ. Niên vụ 1999/2000 nước này chủ trương chỉ xuất khẩu 2,1 triệu tấn. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm do giá chào bán không cạnh tranh được với các nước khác ( hiện tại gạo 25% tấn của Ấn Độ được chào bán với giá 235 USD/tấn, quá cao so với gạo cùng loại của Việt Nam 195 USD/tấn) và Thái Lan 200 USD/tấn

Trong báo cáo gần đây, Bộ nơng nghiệp Mỹ (USDA) dự đốn mậu dịch toàn cầu năm 2000 sẽ là 23,2 triệu tấn, tăng 175.000 tấn so với 1999, do dự đoán xuất khẩu gạo tăng từ các nước sản xuất chính trên thế giới

Năm 1999, xuất khẩu gạo của ấn Độ và Pakixtan đều giảm trong đó ước tính xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm 350.000 tấn xuống còn 2,4 triệu tấn và Pakixtan giảm 150.000 tấn còn 1,85 triệu tấn. Indonesia, Băngladet và Philippin là 3 nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 1998, nhưng lượng gạo năm 1999 ước tính đều giảm. Cụ thể Indonesia nhập khẩu 4 triệu tấn (so với 6 triệu tấn năm 1998); Philippin: 0,9 triệu tấn (2,1 triệu tấn) Băngladet: 1,4 triệu tấn (1,8 triệu tấn). Tuy nhiên, sự giảm sút không tác động nhiều đến những nước xuất khẩu gạo lớn vì nhập của Châu Phi và Trung Đơng đều tăng; năm 1999 khu vực Châu Phi nhập khẩu 5,25 triệu tấn (tăng

475.000 tấn); Trung Đông nhập 3,8 triệu tấn (tăng 475.000). Phần lớn do cả iran và irắc đều tăng lượng nhập khẩu gạo.

Nhu cầu lương thực của toàn thế giới cũng sẽ tăng lên trong vòng 20 năm tới do sức ép của việc tăng dân số (75 triệu người/năm) và ngày càng nhiều nông dân bỏ nghề nông ra thành phố. Để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tồn cầu, nơng dân tồn thế giới sẽ phải tăng 40% sản lượng gạo,lúa mì và các loại ngũ cốc khác; cịn các nước đang phát triển khác sẽ tăng gấp đôi kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc

Trong bản tổng quan “ Thị trường gạo” gần đây. Tổ chức FAO dự báo mậu dịch của gạo thế giới năm 2000 sẽ đạt chừng 23 triệu tấn, giảm 8% so với năm 1999 (27,6 tr tấn ) chủ yếu do mậu dịch gạo giảm tại Châu á. Một loạt các nước xuất khẩu lớn sẽ bán được ít gạo hơn khơng phải do thiếu nguồn cung cấp, do nhu cầu nhập khẩu eo hẹp. Indonesia, Philippin và Băngladet là những nước đã góp phần đưa mậu dịch gạo thế giới đạt mức cao kỷ lục trong hai năm qua bằng lượng gạo nhập khẩu khổng lồ của mình, sẽ khơng cần nhập nhiều trong năm nay bởi vụ mùa lúa gạo trong nước khả quan hơn.

Theo ước tính của FAO, sản lượng thóc tồn cầu trong năm 1999/2000 sẽ tăng 1,9% lên 593 triệu tấn. Còn niên vụ 2000/2001, sản lượng vừa tăng vừa phải vì có những dấu hiệu cho thấy giá gạo thấp trong năm 1999/2000 đã dự kiến một số nước tại Nam Bán Cầu giảm diện tích gieo cấy lúa, Indonesia nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, đạt mục tiêu tăng sản lượng thóc 2001/2002 lên 51 triệu tấn. Trung Quốc, nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, dự báo giảm còn 195,205 triệu tấn trong năm 2001/2002 so với ước tính 198,518 triệu tấn năm 2000/2001

Tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo: Những nước xuất khẩu gạo thường xuyên là Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Pakistan, Myanma, australia, Italia. Trong đó Thái Lan vẫn là nước đứng đầu với khối lượng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 5,0 – 5,5 triệu tấn. Việt Nam khoảng 4,0 – 4,5 triệu tấn. Mỹ khoảng 2,5 – 3,0 triệu tấn. Bên cạnh đó có một số nước tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo nhưng không thường xuyên gồm : Ân Độ, Trung Quốc, Myama, Pakistan…

Theo USDA, mức tiêu thụ gạo toàn cầu trong năm 1999/2000 sẽ đạt 397,3 triệu tấn, tăng gần 2% so với năm trước. Tuy nhiên cung vượt cầu, tồn kho thế giới cuối niên vụ 1999/2000 tăng gần 2% lên mức kỷ lục là 59,3 triệu tấn. Trong năm 2000, nhập khẩu gạo các nước Châu á ước tính giảm 14% so với năm 1999 xuống còn 12,4 triệu tấn, trong khi nhập vào các nước Châu Phi ước tăng 4% lên 5,5 triệu tấn

Biểu II.1: Xuất nhập khẩu gạo thế giới ĐVT: Triệu tấn Nước 1999 2000 2001 ước 2002 Xuất khẩu Trung Quốc 2,700 2,800 3,000 ấn Độ 2,000 1,100 1,800 Pakistan 2,000 1,850 2,000 Thái Lan 5,280 6,000 6,600 Việt nam 4,500 3,500 3,55 4,000 Nhập khẩu Trung Quốc 0,350 0,200 0,250 CuBa 0,400 0,425 0,450 Indonesia 1,500 2,000 3,000 Iran 0,800 1,200 1,600 Iraq 0,700 0,850 0,875 Malaysia 0,600 0,600 0,550 Nigieria 0,950 0,975 1,000 Philippin 0,900 0,800 1,000 Russia 0,300 0,350 0,350 ả Rập 0,750 0,800 0,850 Xingapore 0,375 0,350 0,335

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Mỹ

FAO cho biết, các nước nhập khẩu gạo lớn như Indonesia có thể giảm lượng gạo nhập khẩu khoảng 30% và Băngladet là 50% trong năm 2000, ngược lại nhập khẩu gạo vào iran tăng 10% lên 1,1 triệu tấn và vào Trung Quốc tăng 50%

Tại Việt Nam, nước đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan, nhu cầu về gạo vẫn ít mặc dù giá gạo khá thấp. Các thương gia dự đoán giá gạo Việt Nam tiếp tục hạ khi thu hoạch lúa Đông Xuân bước vào giai đoạn cao trào, song điều đó phụ thuộc vào chính sách của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA). Lần đầu tiên vào ngày 1/3/2000, VFA đã công bố áp dụng các mức giá xuất khẩu tối thiểu và cho biết sẽ điều chỉnh các mức giá này theo gía gạo phổ biến trên thị trường thế giới. Trước đây VFA cũng đã áp dụng mức giá “ sàn”, song chưa bao giờ thực hiện được đầy đủ

Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm 0,5 triệu tấn so với mức dự kiến 6 triệu tấn trong năm 2000, trong khi đó

Việt Nam sẽ chỉ xuất khẩu đước 3,5 triệu tấn do nhu cầu gạo trên thị trường thế giới giảm.

Sản lượng gạo của Camphuchia có thể đạt 3,8 triệu tấn. Với mức sản lượng cao hơn so với những năm trước, Campuchia có thể trở thành nước xuất khẩu gạo

USDA thơng báo mậu dịch gạo thế giới năm 2001 là 24,4 triệu tấn nhiều hơn trên 2 triệu tấn so với năm 2000. Cũng theo USDA, sản lượng gạo thế giới năm 2000/2001 giảm 1% còn 593,6 triệu tấn, tiêu thụ đạt chừng 401,5 triệu tấn, dữ trữ giảm nhẹ còn 698 triệu tấn

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 35 - 38)