Phân tích về khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 55 - 59)

II.2 Phân tích về thị trường

2. Phân tích về khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu

Nam trên thị trường thế giới

Khả năng cạnh tranh gạo của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Sau 10 năm tham gia trên thị trường lúa gạo thế giới với tư cách là một nước xuất khẩu, gạo của Việt Nam có thể nói đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Khả năng cạnh tranh ngày càng mạnh của gạo Việt Nam có thể thấy được qua các tiêu thức: Sự phát triển kim ngạch, phát triển thị trường, các bạn hàng ổn định, khoảng cách về giá…

Biểu II.12: Bn bán gạo tồn cầu

Đơn vị tính:1000tấn 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Xuất khẩu Thailand 5,281 5,216 6,367 6,679 6,549 6,300 India 3,549 1,954 4,491 2,400 1,300 1,100 Việt Nam 3,040 3,327 3,776 4,555 3,470 3,55 United States 2,624 2,292 3,165 2,650 2,756 2,650 Pakistan 1,677 1,982 1,800 1,850 2,000 1,800 China 0,265 0,938 3,734 2,708 2,950 3,200 Các nước khác 3,926 5,152 5,272 4,257 3,869 3,639 Tổng số 20,352 20,861 28,605 25,099 22,894 22,539 Nhập khẩu Indonesia 1.029 0,808 6,081 3,900 1,300 1,300 Iran 1.344 0,973 0,500 1,000 1,100 1,400 Irắc 0,234 0,684 0,610 0,781 1,261 1,300 Nigeria 0,350 0,731 0,900 0,950 1,200 1,000 Philippin 0,768 0,814 2,187 1,000 0,900 0,950 Saudi Arabica 0,814 0,660 0,775 0,750 0,950 0,730 Các nước khác 15,813 16,191 17,552 16,718 16,183 16,009 Tổng số 20,352 20,861 28,605 25,099 22,894 22,689

Nguồn: Bộ Thương Mại

Về kim ngạch xuất khẩu, từ biểu 14 ở trên ta thấy từ năm 1996 Việt Nam đã là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới và liên tục từ năm 1997 đến nay Việt Nam đã là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã trở thành một thế lực lớn trong thị trường buôn bán gạo quốc tế, là

đối thủ cạnh tranh lớn của tất cả các nước xuất khẩu gạo. Điều đó đã nói lên phần nào khả năng cạnh tranh tương đối tốt của gạo xuất khẩu Việt Nam.

Về thị trường gạo Việt Nam, theo thống kê hải quan, đã được bàn cho hơn 30 nước bạn hàng khác nhau nhưng mua với khối lượng lớn và ổn định có khoảng 7-8 bạn hàng. Trong số này có 04 bạn hàng Châu á ( Singapo, Philippin, Malaysia, Hongkong), 02 bạn hàng Châu Âu( Thuỵ Sỹ, Hà Lan), 01 bạn hàng Trung Đông ( irac) và Mỹ.

Trên thị trường gạo thế giới, các nước xuất khẩu gạo cạnh tranh rất quyết liệt để giành giật nhau, từng thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Mỹ là Nam Mỹ, Châu Âu và Châu á( Nhật Bản ). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan chiếm khoảng 58% tổng lượng gạo xuất khẩu kế đó là Châu Phi 18%, Trung Đơng 9%, MỹLatinh 7%, còn lại là Tây Âu và Bắc Mỹ. Thái Lan cạnh tranh với Mỹ ở thị trường Châu Âu, Nam Mỹ và thị trường Nhật Bản sau đó là những nước NIC Châu á ở Trung Đông và Đông Nam á, các nước Níc khu vực Châu MỹLatinh. Đây là thị trường “khó tính” đặc biệt chú trọng qui cách phẩm chất và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Thị trường này chiếm khoảng 25% tổng lượng gạo nhập khẩu của thế giới, bảo đảm hiệu quả cao cho nhà xuất khẩu. Khu vực Châu Âu, ngược lại với nhiều nước đang phát triển ở các nước công nghiệp phát triển Châu Âu thường dùng gạo là lương thực phụ trợ sau lúa mì. Nói chung, khu vực này chuộng gạo tốt, hạt dài, địi hỏi vệ sinh cơng nghiệp cao. Tỷ lệ tấm thường phải thấp, từ 5 – 10% ở Tây Âu, nhưng ở Đông Âu lại chấp nhận từ 10 – 25%

Việt Nam cạnh tranh với Thai Lan, Ân Độ, Myanma, Trung Quốc, Pakistan ở 3 thị trường chính là Châu á, Châu Phi, Mỹlatinh về gạo trung bình và phẩm cấp thấp. Loại gạo này chiếm phần lớn tổng lượng gạo nhập khẩu thế giới, thị trường gạo hạt tròn, loại gạo này hầu hết thuộc chủng loại Japonica, hợp với vùng khí hậu lạnh hơn như: Trung Quốc, Nhật Bản, lãnh thổ Đài loan, Oxtraylia, Mỹ, Italia. Những nước nhập khẩu chính thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc… thị trường gạo hạt tròn chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu

Thị trường gạo đồ hấp, loại gạo này được chế biến theo qui trình luộc thóc trước khi xay xát để hạt gạo cứng, ít bị vỡ giữ được hượng vị của cơm sau khi nấu. Đại bộ phận dân Băngladet, sau đó là một phần dân Ân Độ, Xrilanca, Pakixtan, Nam Phi, Tây Phi, Ả Rập thích dùng loại gạo này, chiếm từ 15 – 20% tổng lượng nhập khẩu gạo toàn cầu

Việt Nam cũng đã tham gia vào thị trường gạo đặc sản nhưng khối lượng cịn ít

Về chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là loại gạo tẻ hạt dà được sản xuất hầu hết từ Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong cơ cấu xuất khẩu gạo đặc sản truyền thống chưa được chú trọng phát triển. Chúng ta mới chỉ bước đầu xuất khẩu gạo tám thơm được trồng ở miền Bắc, gạo nàng Hương, Chợ Đào ở Miền Nam với số lượng nhỏ và không đều đặn qua các năm. Trong một thời kỳ dài bao cấp trước đây (1957 - 1986) xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam không thường xuyên và số lượng nhỏ, ở mức trên 10 ngàn tấn/năm. Tới năm 1987 và 1988, con số này chỉ đạt 120 và 150 ngàn tấn. Riêng công ty VINAFOOD Hà Nội xuất khẩu trên 500 tấn gạo đặc sản sang thị trường Hơng Kơng, Singapore vào năm 1987, trong khi đó khả năng xuất khẩu thực tế có thể đạt 2000 – 3000 tấn…Vì lượng xuất khẩu q nhỏ, lại khơng thường xun cho nên nhìn chung xuất khẩu gạo đặc sản vm chưa đem lại hiệu quả lớn. Trong khi đó Thai Lan những năm qua vẫn đẩy mạnh xuất khẩu gạo đặc sản (Mali) với giá cao, gấp 1,5 lần loại gạo tốt “ Thai 100B” và khoảng 2,5 đến 3 lần so với gạo “ Thai 25%”. Theo đánh giá của người tiêu dùng, gạo đặc sản Mali của Thái Lan khơng có hương vị thơm ngon độc đáo như gạo đặc sản Tám xoan ở Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam

Thị trường gạo của Việt Nam cũng là thị trường gạo của Thái Lan, hay nói cách khác đến nay Thai Lan xuất khẩu ở thị trường nào thì gạo Việt Nam cũng có mặt trên thị trường ấy diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về chủng loại, chất lượng, giá và cả thời điểm giao hàng. Thai Lan có nhiều bạn hàng truyền thống ( trên 15 bạn hàng truyền thống lớn) nhập khẩu với số lượng lớn trên 80% tổng số lượng gạo xuất khẩu. Mặt khác Thai Lan có uy tín và được nhiều khách hàng ưa chuộng, phù hợp với thị trường có sức mua cao như: Nhật Bản, EU, Tây Âu… Trong khi đó Việt Nam trên thực tế mới thâm nhập vào thị trường và chất lượng phẩm cấp gạo Việt Nam thấp hơn Thai Lan, như : Độ trắng khơng đồng đều, lẫn thóc và nhiều tạp chất, đặc biệt lúa hè thu thường có độ ẩm cao, bạc bụng hạt vàng, tỷ lệ độ gãy cao, mẫu mã bao bì đóng gói khơng đẹp thiếu những loại chất lượng cao phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở các nước phát triển như: Nhật Bản, EU. Nhưng do chi phí thấp gạo Việt Nam có lợi thế hơn gạo Thai Lan ở những thị trường với thị trường với sức mua thấp, yêu cầu ít khắc khe về chất lượng

Biểu II.13: Lợi thế và bất lợi của Việt Nam so với Thái Lan

Lợi thế của Việt Nam Bất lợi của Việt Nam - Giá thấp hơn ( Việt

Nam chiếm lĩnh thị trường bằng cách hạ giá

- Sản lượng gạo xuất khẩu ít hơn - Chất lượng gạo xuất khẩu kém hơn - Thị trường mới, chưa ổn định

thấp hơn đối thủ cạnh tranh, do chi phí sản xuất thấp)

- Cơ chế quản lý xuất khẩu chưa hoàn thiện

- Giống lúa chất lượng thấp hơn - Kỹ thuật chế biến đơn giản

- Phương thức thanh toán chưa linh hoạt Xem xét khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và Thai Lan trong xuất khẩu gạo cần chú ý:

Một là: Việc đánh giá địa vị và khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và Thai Lan trong xuất khẩu gạo tất nhiên phải được xem xét toàn diện gồm các tiêu thức định lượng và định tính

Hai là: Mức tăng tối đa sản xuất lúa của Việt Nam so với Thai Lan trong những năm vừa qua là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo cho địa vị và khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được cũng cố vững chắc

Ba là: giá thành sản xuất thấp, rất thấp đang là lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam trong xuất khẩu gạo

II.3 Phân tích về mặt hàng nông sản phẩm xuất khẩu chủ lực: Gạo

Nhu cầu về lương thực và thực phẩm là một nhu cầu cơ bản, thiết yếu mặc dù mức sống của con người đã có những bước phát triển nhảy vọt, các nhu cầu cao cấp đã nẩy sinh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển nhưng nhu cầu về lương thực phẩm khơng những giảm đi mà cịn tăng rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm giá trị kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Công nghiệp hố đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để cơng nghiệp hố đất nước trong thời gian ngắn địi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật cơng nghệ tiên tiến

Với quan điểm coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Thơng qua xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá lẫn chất lượng. Cuộc cạnh tranh này có tác dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức, xem xét lại khẩu sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp, các doanh nghiệp cũng cần nhìn lại chất lượng sản phẩm của mình để thích nghi với những biến động của thị trường thế giới

Để hiểu rõ hơn về mặt hàng gạo xuất khẩu, chúng ta cần xem xét qua các nội dung như sản lượng gạo xuất khẩu, chất lượng, giá cả, kim ngạch, các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 55 - 59)