Các khối thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 51 - 55)

II.2 Phân tích về thị trường

1. Các khối thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam

Đối với thị trường EU:

EU đã và sẽ là khu vực thị trường quan trọng của ngoại thương Việt Nam, năm 2000,tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thị trường EU đạt trên 3 tỷ USD và Việt Nam tiếp tục xuất siêu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Eu vẫn là: Dệt may, thuỷ hải sản, giày dép, chè, cao su, nhân điều…Theo dự đoán từ năm nay đến năm 2004 xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn có triển vọng tốt do đây là khu vực kinh tế ổn định, ít biến động và EU vẫn dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan GSP. Nhưng EU là một thị trường tương đối khó tính ,hàng hố nhập khẩu vào EU phải có chất lượng cao, mẫu mã đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa phong cách kinh doanh và tâm lý kinh doanh của các nhà doanh nghiệp khác nhiều so với các nhà doanh nghiệp Châu á. Hiện tại thị trường EU đóng vai trị khá quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (Đứng thứ 3 sau ASEAN và Nhật

Bản). thị trường này hiện đang có rất nhiều khoảng trống cho hàng hố Việt Nam, nếu như hàng hoá của Việt Nam đạt được tiêu chuẩn chất lượng như yêu cầu của EU đặc biệt là hàng nông –thuỷ sản. Do vậy, các nhà doanh nghiệp Việt Nam cần phải kiên trì tiếp cận, quan tâm và bảo đảm chữ tín trong kinh doanh, thực hiện đúng như cam kết thì mới có khả năng duy trì và tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này

Đối với thị trường Mỹ

Mỹ là một thị trường có sưc tiêu thụ lớn nhưng đồng thời cũng là một trong những thị trường “khó tính” nhất trên thế giới. Bằng những qui định khắt khe của mình, đây là một thị trường khơng phải nước nào cũng xâm nhập được. Sau năm năm thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này đã tăng nhanh. Giá trị hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ năm 1999 đạt 504 triệu USD. Năm 2000 đạt 569,439 triệu USD. Ước 2001 đạt 600 triệu USD. Điều đó chứng tỏ tiềm năng hàng hóa của Việt Nam được vào thị trường này rất lớn. Thêm vào đó, tháng 7/2000 chúng ta đã ký Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ. Hiệp định này mở ra những triển vọng mới cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chúng phải không ngừng cải tiến chất lượng hàng hố thì mới đáp ứng những u cầu về chất lượng, bao bì, mẫu mã, chủng loại hàng hố sang thị trường này

Đối với thị trường ASEAN

ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. ASEAN là một thị trường lớn, đầy hứa hẹn, nhưng cũng nhiều biến động. Do dư âm của cuộc khủng hoảng tiền tệ, nên nhu cầu về hàng hoá của thị trường này trong vài năm tới sẽ có xu hướng giảm. Đối với thị trường này, cần có thoả thuận ở cấp Chính Phủ về mặt hàng gạo với các nước Philippin, Malaysia và Indonesia, làm tốt công tác thị trường ở cả tầm vĩo mô và ở cấp doanh nghiệp. Dự kiến tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường ASEAN sẽ có xu hướng giảm dần: năm 2001 chiếm 17%, đến năm 2005 chỉ cịn 12%. Khơng những thế cơ cấu hàng hoá của Việt Nam tương đối giống hàng hoá của thị trường này do đó hàng hố của các nước ASEAN cịn cạnh tranh quyết liệt hàng hố Việt Nam trên thị trường thế giới. Theo dự báo, khả năng khôi phục của các nước này rất chậm. Vì vậy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Với ASEAN cần nghiên cứu biện pháp giảm dần nhập siêu trên cơ sở tăng nhanh xuất khẩu, trước hết là xuất khẩu các mặt hàng: dầu thô, gạo, nông sản, rau quả, thực phẩm… Mặt khác Việt Nam cần thực hiện đối sách khôn ngoan là trong thời gian tới Việt

Nam cần xúc tiến nhanh việc mở rộng thị trường sang các khu vực khác ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng để “bù đắp” cho khu vực thị trường này.

Đối với thị trường Trung Quốc

Để thực hiện thoả thuận đạt kim ngạch xuất – nhập khẩu hai chiều năm 2000 là 2 tỷ USD và tăng tỷ trọng xuất khẩu vào Trung Quốc trong thời kỳ tiếp theo, năm 2001 chiếm 7%, dự kiến 2005 chiếm 8%. Thị trường này ngồi mặt hàng dầu thơ cịn có nhu cầu nhập cao su, than đá, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, gạo… của nước ta. Từ trước đến nay, buôn bán của Việt Nam và Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch, Việt Nam cần tăng cường mạnh xuất khẩu chính ngạch, tiếp tục sử dụng tổng hợp và linh hoạt các loại hình tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu… với thủ tục đơn giản tối đa. Riêng mặt hàng cao su cần tiếp tục thực hiện cơ chế đầu mối. Việt Nam có thể vận dụng cơ chế thưởng chung để ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch xuất khẩu lớn hoặc xuất khẩu được những mặt hàng cần khuyến khích. Trong những năm tới, với tinh thần chung là phát triển quan hệ bn bán chính ngạch với Trung Quốc, các cơng ty Việt Nam cần thâm nhập vào thị trường Trung Quốc theo hướng tiếp cận trực tiếp với các địa phương và các hãng kinh doanh lớn của nước này.

Đối với thị trường các nước SNG và Nga

Liên bang Nga vẫn là thị trường xuất – nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là nông sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng da dày. Xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga năm 2000 tăng khoảng 12 – 15 % đạt 130 –132 triệu USD. Từ đầu thập niên 90, khi nước Nga rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, thương mại giữa Việt Nam với các nước này tạm thời bị đình trệ, Nga vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về khả năng thanh tốn, về cước phí vận tải và thuế nhập khẩu cao. Tuy nhiên trong thời gian qua Chính Phủ cũng như Bộ Thương Mại Việt Nam, Nga và các nước SNG đã liên tiếp tiếp xúc đàm phán với nhau, phía bạn khẳng định hàng hố của Việt Nam vẫn có nhu cầu trên thị trường của họ. Để giải toả một số khó khăn cho phía bạn trong việc thanh tốn, trước mắt Việt Nam nên áp dụng phương pháp mua bán hàng đổi hàng hoặc phương thức mua bán bằng L/C trả chậm. Nhưng để đảm bảo quan hệ buôn bán lâu dài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần kí thoả thuận ngân hàng phía bạn nhằm thực hiện bảo lãnh và tái bảo lãnh hàng trả chậm

Đối với thị trường các nước Đông Âu

Nền kinh tế các nước Đông Âu đang bước vào thời kỳ phát triển ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục quan hệ ngoại thương giữa

Việt Nam và các nước trong khu vực này. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước Đông Âu vẫn ở mức khá thấp, chỉ chiếm khoảng 3 – 5% tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của các nước này

Khó khăn về phương thức thanh tốn và sức cạnh tranh yếu kém của hàng hoá Việt Nam là những thách thức chủ yếu trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Đông Âu. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này tăng khoảng 20%/năm, chủ yếu là nông sản, thuỷ hải sản, thực phẩm chế biến, chè, cao su… Một số nước Đông Âu như: Hungari, Rumani, Ba Lan, Burgari… đã áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thuận lợi đáng kể sang thị trường khu vực này.

Đối với thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Thực vậy Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau ASEAN. Ngồi dầu thơ, nhiều mặt hàng khác như may mặc, thuỷ sản, giầy dép của Việt Nam đã có mặt trên thị trường Nhật Bản từ nhiều năm nay. Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng đối với các sản phẩm của Việt Nam vì đất nước này rất nghèo tài nguyên. Tuy nhiên, là một nước công nghiệp phát triển nên Nhật Bản cũng là một trong những thị trường khó tính. Để giữ vững và mở rộng thị trường này, các doanh nghiệp cần bám sát các khách hàng đã quan hệ, song song với việc phát triển với khách hàng mới. Với thị trường này nên hiểu đầy đủ đặc điểm của các hãng Nhật Bản thường là các hãng đa năng. Do đó khi quan hệ với họ cần gắn giữa xuất và nhập. Không những thế quan hệ giữa các cơng ty Nhật Bản khơng có nghĩa là trong phạm vị các cơng ty đó mà cần có sự phối hợp giữa các cơng ty trong phạm vi một bộ, một địa phương, không những chỉ xuất khẩu sang Nhật Bản những mặt hàng truyền thống mà còn xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng khác như nông sản, lâm sản, thực phẩm…Và điều quan trọng nhất là phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mới hịng có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản

Ngồi những thị trường và khối thị trường đã kể ở trên, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh quan hệ ngoại thương cũng như đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang khu vực thị trường Nam á ( Pakistan, ấn Độ), khu vực Châu Phi, Tây Nam á, và một số thị trường khơng phân tổ được. Việt Nam cần có những chính sách, biện pháp, maketing phù hợp để xâm nhập và phát triển thị trường này

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 51 - 55)