Biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 77 - 81)

Sự đổi mới nền kinh tế Việt Nam được bắt nguồn từ sự đổi mới cơ chế và chính sách quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Nghị quyết 10 của BCH (4/1988) là sự khám phá có tính quyết định và nhanh chóng trở thành động lực to lớn trong sản xuất và đời sống kinh tế nông nghiệp. Thành công lớn nhất của sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua là sự chuyển đổi có hiệu quả từ một nền nơng nghiệp thuần độc canh sang nền nông nghiệp phát triển sản xuất hàng hoá, trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế tiềm năng của các địa phương và các vùng sinh thái đã hình thành và phát triển một số mặt hàng chủ lực(mũi nhọn) như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu,... có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn, góp phần quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH. HĐH.

Để tăng cường sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu địi hỏi xuất phát từ những động lực của chính người sản xuất, kinh doanh thơng qua sự khuyến khích về lợi ích vật chất và nhu cầu phát triển của chính họ. Mặt khác cịn phụ thuộc vào những tác động của nhiều yếu tố, mà quan trọng là hệ thống chính sách của Nhà nước và cơ chế vận hành của nó trên thực tế. Một chính sách và cơ chế ban hành hợp lý sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh.

II.1. Các biện pháp liên quan đến nguồn hàng nông sản cho xuất khẩu.

1. Biện pháp về đầu ra cho nguồn hàng nông sản xuất khẩu:

tạo lập môi trường cho thị trường đầu ra của nông sản phẩm. Trước hết vấn đề có tính cơ bản để tạo lập mơi trường tiêu thụ nông sản phải đặt dưới giác độ của nền kinh tế thị trường là cấu trúc thị trường và môi trường pháp lý cho phương thức và cơ chế vận hành của thị trường.

Trong xu hướng của sự hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ đã thúc đẩy tự do hố thương mại khu vực và tồn cầu. Do vậy các nứoc ít nhiều phải tái tạo cấu trúc thị trường và môi trường pháp lý để tiêu thụ sản phảm theo hướng mở, tự do cạnh tranh, giảm hàng rào thuế quan, cắt giảm bảo hộ,... Tuy nhiên, tuỳ thuộc các lợi thế so sánh và mức độ tham gia vào phân công hợp tác quốc tế để điều chỉnh và phát triển thị trường tiêu thụ sản phảm, vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa hồ nhập vào nền kinh tế thương mại thế giới một cách có hiệu quả.

Ở nước ta do trình độ sản xuất của các vùng cịn chênh lệch nhau khá lớn, cộng với cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên cấu trúc thị trường cịn có nhiều bất cập và chưa đồng bộ cả về mặt pháp lý. Sự điều tiết vĩ mơ của chính

phủ trong bối cảnh đó cịn bộc lộ nhiều tiêu cực làm cho thị trường và giá cả lớn, tạo nên những cơn “sốt” về giá cả, sự dư thừa nông sản ( chè, gạo, cà phê,..). thị trường nhiều vùng còn hoang sơ, đơn giản, cạnh tranh kiểu chụp giật, hỗn loạn và còn nhiều yếu tố đầu cơ trục lợi.

Nhằm xây dựng đồng bộ các loại thị trường, tạo môi trường cho sự vận động năng động của hàng hoá theo cơ chế thị trường có trật tự trước mắt cũng như lâu dài phải thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất: Không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong

nước và ngồi nước, tăng cường giao lưu nơng sản trên tất cả các vùng đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội, tăng cường áp dụng và đổi mới công nghệ, từng bước tham gia vào phân công lao động quốc tế, thực hiện chính sách thương mại mở.

Thứ hai: Đa dạng hố các kênh lưu thơng và các cấp độ để lưu thông

hàng hố, chú trọng các kênhlưu thơng vừa và nhỏ tương ứng với quy mô cung cầu ở thị trường khu vực. Đồng thời từng bước xây dựng các kênh và các cấp độ lưu thơng hàng hố nhằm thúc đẩy thị trường và thống nhất thị trường toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của các loại hàng trên toàn quốc. Hoàn thiện hệ thống thương mại trung gian, tạo các kênh tiêu thụ hàng hố lớn nhưng khơng độc quyền, góp phần giải quyết và cải thiện quan hệ “Cung – Cầu” ở tầm cả nước và hướng dẫn cả nước ( bao gồm: hỗ trợ vốn, khoa học công nghệ cho sản xuất và bao tiêu sản phảm).

Thứ ba: Trong cấu trúc thị trường đa dạng nói trên, cần coi trọng vai

trị của mơ hình đặc thù “ chợ, tụ điểm thương mại” ở nông thôn. sự gắn kết các chợ nông thơn, các tụ điểm kinh tế để hiện đại hố từng bước thị trường thơng qua hình thức phát triển các tụ điểm kinh tế – văn hoá kỹ thuật- thương mại – dịch vụ cho các vùng sản xuất hàng hoá và các cơ sở sản xuất bảo quản.

Thứ tư: Mở rộng thị trường tiêu thụ nơng sản nước ngồi; xúc tiến thành lập tổ chức khuyến khích thương mại ( tổ chức xúc tiến thương mại ) thuộc chính phủ, có nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trao đổi thông tin, khoa học và công nghệ. Tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin về hệ thống thương mại thị trường của Việt Nam và các nước khác, cung cấp dịch vụ điều tra thông tin kinh doanh của các cơng ty nước ngồi và của Việt Nam cho các bên đối tác, dịch vụ thương mại thanh toán quốc tế và các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, dịch vụ thông tin quốc tế tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Mặt khác các bộ có liên quan như: Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản xúc tiến

mở văn phịng đại diện ở nước ngồi, nhằm củng cố và phát triển thị trường các nghành hàng, bạn hàng, đồng thời hoàn thiện những quy định và quy chế yểm trợ xuất khẩu trong qua trình hội nhập quốc tế.

Bên cạnh việc tạo lập và hồn thiện mơi trường cho thị trường tiêu thụ nơng sản đầy đủ và hồn hảo phải từng bức tạo lập thị trường xã hội và thị trường của nhiều yếu tố sản xuất bao gồm: thị trường hàng tiêu dùng, thị trường nơng sản hàng hố, thị trường vật tư, thị trường vốn, thị trường hối đoái, thị trường lao động... Trên cơ sở cấu trúc thị trường thúc đẩy mơi trường pháp lý được hồn thiện lại tác động trở lại cấu trúc thị trường phát triển ở trình độ cao hơn, thương mại triệt để hơn của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá. Hàng hoá được mua bán theo quy luật của thị trường, tất nhiên phải có sự điều tiết và kiểm sốt của Nhà nước chủ yếu băng pháp luật.

2. Biện pháp về tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu:

Đối với các vùng sản xuất tập trung nông sản xuất khẩu, khuyến khích hình thành các kênh tiêu thụ dài, sâu và rộng với cấp độ lưu thơng tiêu thụ hàng hố lớn đủ sức cạnh tranh. Tức là sự gắn kết trở thành những nền kinh tế kỹ thuật từ Trung ương đến hộ, trên các mặt sản xuất, kỹ thuật, vốn, công nghệ và thị trường, tạo ngành hàng và nguồn hàng, bạn hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. đông thời hạn chế độc quyền bằng việc mở rộng các đầu mối xuất khẩu, có cả thành phần kinh tế tư nhân và công ty đa quốc gia tham gia trực tiếp xuất khẩu một cách độc lập và bình đẳng. Do đó phải tổ chức hệ thống thương mại trung gian, tránh các biểu hiện “ nhiễu kênh, nhiễu sóng” gây thiệt hại cho sản xuất và tiêu dùng, khuyến khích sự liên kết giữa thương mại chế biến và cơ sở sản xuất.

Các công ty được chọn làm đầu mối xuất khẩu phải chứng minh được năng lực chế biến đạt tiêu chuẩn nhất định, năng lực kho tàng và hệ thống đại lý mua gom trực tiếp đến từng hộ nông dân thông qua hợp đồng. Trên cơ sở tổ chức lại hệ thống thương mại trung gian sẽ khuyến khích các cơng ty kinh doanh xuất khẩu mở rộng hệ thống đại lý, giảm đầu mối thương mại trung gian kinh doanh theo kiểu chụp giật đầu cơ trục lợi làm rối loạn thị trường. Xác định và quy định các tỏ chức thương mại trung gian, từ đó phải có sự hỗ trợ hướng dẫn nơng dân sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đối với những nơng sản hàng hố đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa ở các vùng sản xuất hàng hoá chưa phát triển cần chú trọng hình thức lưu thơng cấp độ vừa và nhỏ tương ứng với cung cầu của thị trường, chú trọng kênh tiêu thụ trực tiếp thông qua “ chợ, các cụm kinh tế thương mại – dịch vụ – chế

biến” trong nơng thơng và trong vùng, từ đó khuyến khích hình thành và phát triển các kênh tiêu thụ dài, rộng và sâu trên quy mô lớn hơn.

Đối với vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nơng sản, khuyến khích các cơng ty chế biến, thương mại mở rộng đại lý thu gom nông sản nguyên liệu dưới hình thức hợp đồng với nơng dân, mở rộng đại lý tiêu thụ sản phảm, từng bước mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, góp phần ổn định điều hồ thị trường toàn quốc.

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành và có sự điều chỉnh bổ xung các luật và pháp luật: về thuế xuất khẩu nhập khẩu, luật Hải quan, luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty cổ phần, luật hợp tác xã,... là bước tiến bộ, tạo môi trườngthuận lợi cho sự hoạt động thương mại. Song để tạo lập nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh bình dẳng, về mặt luật pháp còn nhiều nội dung cần phải được nghiên cứu như: luật thương mại, luật chống độc quyền và đầu cơ, luật bảo vệ người tiêu dùng,... và hiện nay chúng ta cịn thiếu.

Do sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ dẫn đến thời vụ trong thu hoạch và trao đổi nên “ cung, cầu” không ăn khớp làm cho thị trường ln khơng có sự cân bằng. Chính phủ với chức năng điều hành vĩ mô nền kinh tế cần chủ động can thiệp vào những lúc cung cầu có biến động mạnh như: Lập quỹ bình ổn gia cả, hỗ trợ lãi suất tiền vay để mua nông sản dự trữ lưu kho, ổn định cung cầu của thị trường và bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng.

3. Hướng mở rộng xuất khẩu.

Qua nghiên cứu lợi thế, đặc điểm và triển vọng thị trường nước ngoài, thời gian tới đối với nơng sản nói chung: gạo, cà phê, cao su, điều, chè nói riêng cần mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách.

Đối với gạo: Vừa tìm bạn hàng vừa xác lập thị trường ổn định, chú

trọng thị trường khối ASEAN( Malaixia, Indonesia, Singapore) thị trường Trung Đông, Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản... Hiện nay gạo của Việt Nam đã có mặt trên 80 nước, song trong tương lai cần xây dựng và tạo lập được các thị trường chính sách có tính chiến lược lâu dài, nhất là thị trường đối với các nước phát triển có sức mua cao.

Đối với cà phê: Tăng cường công tác tiếp thị, giữ chữ tín để duy trì bền

vững các quan hệ với các thị trường truyền thống Châu Âu, củng cố các thị trường mới tạo lập như Mỹ, một số nước Tây Âu, Trung Đông và đồng thời mở rộng thị trường Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan và các nước Tây Âu.

Đối với cao su: Duy trì các quan hệ với thị trường truyền thống SNG,

Đông Âu. Củng cố các thị trường mới tạo lập như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và các nước Tây Âu.

Đối với điều: Củng cố và duy trì các thị trường đã có, đặc biệt là các

nước có sức mua lớn như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Canada, Anh, Italia. Trong đó nếu Mỹ áp dùng chính sách tối huệ quốc thì Mỹ sẽ trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhân điều của Việt Nam. Đồng thời chú ý khai thác thị trường trong khu vực và Châu Á, các nơi đang có nhu cầu nhập đìêu Việt Nam như Trung Quốc, Hơngkơng, Singapore.

Đối với chè: Tiếp tục củng cố và giữ vững các thị trường đã có và đang

nhập khẩu chè, nâng cao uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh để ổn định và phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường truyền thống, các nước Trung Cận Đông và SGN với thị phần 50-60%, Châu âu27,24%; các nước và khu vực châu á như Nhật Bản, Đài Loan, đặc biệt Trung Quốc vào khoảng 20-25%.

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 77 - 81)