Đặc điểm về thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 38 - 40)

I. Đặc điểm về những mặt hàng nông sản phẩm vàthị trường xuất

I.3 Đặc điểm về thị trường xuất khẩu

Trong những năm qua qui mô thị trường trong nước và ngồi nước tăng liên tục. Đó cũng là kết quả của việc thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hố, đa dạng hoá các quan hệ thương mại, cho đến nay nước ta đã ký hiệp định thương mại với 70 nước trong 105 nước buôn bán với Việt Nam. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 2000 đạt 29,5 tỷ USD gấp 5,7 lần năm 1990, trong đó xuất khẩu đạt 14,3 tỷ USD, gấp gần 6 lần. Như vậy chỉ tính trong những năm 1991 – 2000 bình quân mỗi năm, tổng mức lưu chuyển ngoại thương tăng 19,0% trong đó xuất khẩu tăng 19,6%, nhập khẩu tăng 18,6%/năm. Xuất khẩu đầu người năm 2000 đạt 184,2 USD. So với năm 2000, thì năm 2001, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tăng cao rau quả 43,2%, thuỷ sản 21,8%, than đá 15,1%… Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tuy lượng tăng cao nhưng giảm về mặt giá trị như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều nhân

Cơng tác tìm kiếm và mở rộng thị trường có nhiều tiến bộ. Số lượng các hợp đồng Chính Phủ (hoặc kí kết với sự can thiệp của Chính Phủ) đã tăng lên; Cơng tác đàm phán để khai thác và mở rộng thị trường được coi trọng, nhờ vậy thị trường xuất khẩu truyền thống tiếp tục mở rộng và số thị trường mới chủ yếu tăng nhanh: Nga tăng 63,6%, Hoa Kỳ 43,4%, Pháp 21,1%, irắc 19%, Singapore 17,4%, Hàn Quốc 13,7%

Về chiến lược thị trường, trước mắt, chúng ta cần tiếp tục phát triển các thị trường xuất khẩu đã được khai thơng, trong đó đặc biệt chú trọng tới 20 thị trường chính gồm: Siagapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Hông Kông, Hoa Kỳ, Pháp, austraulia, Indonesia, Philippin, Anh, Nga, Malaixia, Hà Lan, Thuỵ Sỹ, Bỉ, và Italia. Theo Bộ Thương Mại, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này trong những năm qua đã gia tăng nhanh chóng, từ 58,7% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1994 lên 94% năm 1998. Ngoài 20 thị trường lớn nêu trên kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam sang một số thị trường mới như: Trung Cận Đông, Ucaraina, Belarus, Nam Phi … cũng tăng mạnh trong hai năm 1998 và 1999. Các chuyên gia cho rằng, nếu biết vận dụng tốt những kinh nghiệm thu được từ kết quả này thì có thể đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu sang nhiều thị trường mới hơn nữa

Đa phương hố thị trường để phịng ngừa chấn động đột ngột là phương châm cơ bản của công tác thị trường trong năm 2002 và những năm tới

Thị Trường Châu á - Thái Bình Dương tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm khoảng 62,7% tổng kim ngạch xuất khẩu

Thị trường Âu – Mỹ giữ vai trò quan trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, chiếm khoảng 33,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự liến thị trường EU 3.100 triệu USD, tăng 7,6 %; Hoa Kỳ 1.600 triệu USD, tăng 52,4%; Nga 280 triệu USD, tăng 40%

Thị trường Tây Nam Á - Châu Phi dự kiến chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, xét bối cảnh của năm 2002, hai thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc cần được quan tâm đặc biệt

Biểu số II.2: Dự báo xuất khẩu năm 2002 theo khu vực thị trường

Đơn vị tính: Triệu USD

Thị trường Năm 2000 Ươc 2001 Dự báo 2002 % 2001 so 2000 % 2002 so 2001 Tổng KNXK 14.455 15.100 16.660 104,5 109,9 I.Châu á 8.709,6 8.910 9.540 102,3 107,1 Tỷ trọng 60,3 59,0 57,5 Trong đó ASEAN 2.620,6 2.650 2870 101,1 108,3 Tỷ trọng 18,1 17,5 17,3 II.Châu Âu 3.320,5 3.390 3.630 102,1 107,1 Tỷ trọng 23,0 22,5 21,9 Trong đó Eu 2.843,5 2.880 3.100 101,3 107,6 Tỷ trọng 19,7 19,1 18,7 III.Châu Mỹ 958,2 1.350 1.900 140,9 140,7 Tỷ trọng 6,6 8,9 11,4 IV.Châu Phi 141,4 240 290 169,7 120,8 Tỷ trọng 1,00 1,6 1,7

V.Châu Đại Dương 1.292,9 1.210 1.240 93,6 102,5

Tỷ trọng 8,9 8,0 7,5

VI.Không phân tổ được 32,2 0,00 0,00 - -

Việt Nam cần tận dụng việc thực hiên AFTA, tiếp tục đẩy mạnh buôn bán với Đông Nam á với các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giảm dần

Cần chú ý rằng Indonesia, Philippin, Mailaixia đều giảm hoặc chấm dứt việc nhập khẩu gạo, do đó khó có khả năng tăng xuất khẩu gạo sang các nước này

Coi trọng thị trường Trung Quốc, cho dù Trung Quốc có nhiều mặt hàng tương đồng và cạnh tranh với ta .Đói với Trung Quốc, Việt Nam cần chủ động tích cực xâm nhập các thị trường các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam về dầu thô ,thuỷ sản, cao su và một số loại nông sản khác

Chú trọng tăng cường xuất khẩu thuỷ sản ,hàng dệt may phi hạn ngạch, hàng thủ công mỹ nghệ và một số hàng nông sản sang Nhật

Với Châu phi có nhiều khó khăn nhưng cần nỗ lực xâm nhập thi trường Nam phi, một số nước có nhu cầu nhập khẩu gạo và hàng tiêu dùng

Với Hoa Kỳ, cần coa chính sách khuyến khích xuất khẩu vào Hoa Kỳ (xuất khẩu của ta vào thị trường này đã tăng 52,9%)

Năm 2002, mục tiêu đẩy mạnh nông sản xuất khẩu vẫn được đặt lên hàng đầu ,trừ gạo và cà phê, các nông sản chủ lực khác đều phải được tăng về lượng, dù mức tăng có phần hạn chế hơn năm 2001

Bên cạnh việc củng cố các thị trường truyền thống, chúng ta cịn phải chú trọng hơn nữa đến cơng tác phát triển thị trường xuất khẩu ,xâm nhạp và dàn chinh phục những thị trường khó tính nhất

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 38 - 40)