Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 62 - 64)

II.2 Phân tích về thị trường

4. Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Có thể nói, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Trong vài năm đầu xuất khẩu gạo Việt Nam phải bán qua trung gian, thị trường không ổn định. Năm 1991 gạo Việt Nam xuất khẩu trên 20 nước, năm 2001 đã xuất khẩu trên 50 nước và có mặt cả 5 Châu lục. Thị trường xuất khẩu gạo lơna nhất của Việt Nam phải tiếp đến là khu vực Châu Á 47%, kể đến là khu vực Châu Phi 30%, khu vực Trung Đông 9% và 7% sang Châu Mỹ. Những nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam Indonesia 39%, CuBa 8%, Philippin 6,47%, Malaysia 6,7%, Iran 4,62%, Peru 4,5%, Iraq 18%, Srilanca 2,47%, Senegan 1,57%

Biểu II.17: Thị trường tiêu thụ gạo (1995 -2001)

(% so vơí tổng số lượng xuất khẩu năm đó)

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Châu á 66,00 33,30 31,00 73,00 54,46 45,16 47,00 Châu Phi 17,00 31,00 42,00 7,60 23,67 26,27 30,00 Trung Đông 6,00 19,00 15,00 11,00 12,52 17,51 9,00 Châu Mỹ 11,00 15,70 9,00 3,10 5,54 5,19 7,00 Thị trường khác - 1,00 3.00 4,00 3,81 5,86 7,00

Nguồn: Bộ thương mại

Như vậy thị trường của Việt Nam vẫn là Châu Á, Châu Phi – nơi nhập gạo chất lượng thấp. Việt Nam có sức cạnh tranh ở thị trường này với ưu thế giá rẻ

Năm 2002, cả nước dự kiến sản xuất 32 triệu tấn lúa, tăng 2%, trong đó gạo hàng hoá xuất khẩu khoảng 3,7 triệu tấn, tăng 4,2% so với 2001. Dự kiến thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2002 như sau:

Biểu II.18: Thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam dự kiến năm 2002

Đơn vị tính: 1000tấn

Thị trường Năm 2001 Năm 2002

Châu á 1.700 2.200 Indonesia 600 900 Philippin 600 600 Malaysia 220 250 Singapore 50 100 Châu Phi 850 1.000 Trung Đông 520 150 Irắc 430 150 Châu Mỹ 280 280 Cuba 250 250 Châu Âu 300 300 Ba lan 100 90

Liên Bang Nga 200 110

Thị trường khác 50 70

Tổng 3.700 4.000

Nguồn: Bộ Thương Mại

Việt Nam cần ra sức duy trì các thị trường tiêu thụ với khối lượng lớn, tương đối ổn định là Philippin, Indonesia, Malaysia, Cuba,Irắc…Ngoài ra Việt Nam cần tiếp tục mở rộng chủ yếu những thị trường đòi hỏi chất lượng cao cấp như thị trường Nhật bản, EU. Đối với thị trường khu vực Châu Phi, cần đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định thương mại với các nước khu vực này như đã làm trong năm 2000 – 2001. Đối với thị trường SNG, Đông Âu và Bắc Triều Tiên, tiếp tục đẩy mạnh việc bán gạo vào các thị trường này, nhất là thông qua thị trường Nga để vào các nước SNG khác

Tuy nhiên trong quá trình mở rộng thị trường và tìm kiếm thị trường mới Việt Nam cũng bị mất một số thị trường. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa gây được lòng tin đối với bạn hàng, chưa hình thành được mối quan hệ gắn bó lâu dài và mật thiết. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn làm ăn theo kiểu “manh mún”, “ chộp giật”, chưa có sự liên kết giữa các

doanh nghiệp xuất khẩu nên thường làm ảnh hưởng đến uy tín xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoại thương cần đổi mới cách nghĩ, cách làm để phù hợp với cách thức hiện đại, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ LỰC

Việt Nam có nhiều ưu thế để sản xuất nơng nghiệp. Ưu thế ấy càng rõ ràng hơn khi đặt trong bối cảnh khó khăn của tình hình lương thực ngày nay. Thế mà, luật chơi của kinh tế ngày nay là luật chơi kinh tế thị trường trong đó mỗi quốc gia chỉ có thể trơng cậy vào vũ khí duy nhất là hướng vào xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao nhất của mình. Vì vậy xuất khẩu nơng sản của Việt Nam là tất yếu. Trong những năm qua mặc dù đã có những bước tiến đáng kích lệ trong xuất khẩu nơng sản, song kim ngạch xuất khẩu vẫn còn khá nhỏ bé chưa tương xứng tiềm năng sẵn có. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh với Thai Lan – một nước có tiềm năng nơng nghiệp tương tự như nước ta thậm chí cịn kém hơn ở một số mặt nhưng kim ngạch laị hơn ta rất nhiều

Vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp tích cực hơn để thúc đẩy xuất khẩu nơng sản. Để đánh giá về mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực gạo, em xin nói về một số những thuận lợi đạt được, và một số những khó khăn cịn tồn tại, cụ thể

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của VN (Trang 62 - 64)