Đối với các ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân của các NHTM nghiên cứu trường hợp tại TPHCM (Trang 26 - 28)

1.1. Lý luận về dịch vụ tài chính cá nhân

1.1.3.2. Đối với các ngân hàng thƣơng mại

+ Dịch vụ tài chính cá nhân đóng vai trị quan trọng trong việc gia tăng số lƣợng khách hàng, mở rộng thị trƣờng và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, khách hàng là nhân tố quyết định sự thành công của tất cả các NHTM. Mở rộng đối tƣợng khách hàng là mục tiêu của bất kỳ ngân hàng nào. Việc phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân giúp ngân hàng giữ đƣợc khách hàng cũ, đồng thời thu hút đƣợc khách hàng mới, từ đó nâng cao hình ảnh, vị thế của chính ngân hàng mình.

+ Dịch vụ tài chính cá nhân mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng thơng qua việc thu phí dịch vụ.

Có thể nói đây là nguồn thu ổn định và an tồn của các ngân hàng. Xét trên góc độ tài chính và quản trị ngân hàng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ sẽ giúp cho các ngân hàng hạn chế rủi ro, đa dạng hóa nguồn thu. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc đa dạng và phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân sẽ đem lại ƣu thế vƣợt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Kinh nghiệm thực tế của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới cho thấy sự phát triển dịch vụ tài chính cá nhân tại ngân hàng hƣớng theo đối tƣợng khách hàng đặc biệt và các hoạt động phục vụ khách hàng cá nhân là một xu thế tất yếu, vì nó đảm bảo quản lý rủi ro hữu hiệu hơn, các dịch vụ đƣợc cung ứng một cách tốt nhất cho khách hàng, công tác kinh doanh, thị trƣờng sản phẩm mục tiêu sẽ có định hƣớng rõ ràng giúp ngân hàng đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh tối ứu.

+ Mở rộng quy mô và mạng lƣới, xây dựng thƣơng hiệu ngân hàng trên thị trƣờng

Các kênh bán hàng truyền thống nhƣ chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) vẫn ngày càng phát triển song song với việc gia tăng các kênh hiện đại nhƣ mạng lƣới ATM, POS…Mạng lƣới của một số ngân hàng khơng cịn chỉ nằm trong phạm vi của một quốc gia, mà còn phát triển mạnh mẽ sang các quốc gia khác, điển hình nhƣ Sacombank, HD bank, Vietinbank…Việc phát triển mạng lƣới góp phần làm tăng hình ảnh, thƣơng hiệu của ngân hàng trong lịng cơng chúng.

Thông qua internet hoặc các sản phẩm đƣợc cung cấp từ xa có thể hỗ trợ ngân hàng khai thác những phƣơng pháp quảng cáo hiệu quả với chi phí hợp lý so với thơng qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: truyền hình, ấn phẩm, bảng điện tử…

+ Giảm chi phí cung ứng dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Với việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong công tác phục vụ khách hàng, đã giúp các ngân hàng giảm chi phí cung ứng dịch vụ một cách đáng kể. Các hệ thống mạng giúp giảm các chi phí liên quan đến các hoạt động giao dịch, thanh tốn, chi phí kiểm đếm, các chi phí đi lại…giảm các cơng việc giấy tờ và tập trung hơn vào việc phục vụ khách hàng.

Thông qua các dịch vụ của ngân hàng hiện đại, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng đƣợc thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thuận lợi. Qua đó, đẩy nhanh tốc độ lƣu thơng hàng hóa, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Sự phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân cũng địi hỏi phải có sự liên kết giữa các ngân hàng để các giao dịch có thể thực hiện sn sẻ và nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng. Các ngân hàng đòi hỏi phải xây dựng mạng lƣới thanh toán, chuyển tiền, hệ thống thanh toán bù trừ để tăng cƣờng khả năng cung cấp dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng mình.

Phát triển dịch vụ là hƣớng đi bền vững cho các NHTM. Trong ba lĩnh vực hoạt động chính của NHTM (tín dụng, đầu tƣ và dịch vụ), hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống đã đƣợc các NHTM khai thác một cách triệt để. Hoạt động đầu tƣ có nhiều rủi ro, nhất là khi thị trƣờng biến động. Trong khi đó, hoạt động dịch vụ có thể mang lại khoản thu nhập đáng kể với rủi ro có thể kiểm sốt đƣợc. Đây cũng chính là điểm mạnh của dịch vụ tài chính ngân hàng (khơng bao gồm tín dụng và đầu tƣ) cần đƣợc khai thác, đặc biệt đối với thị trƣờng có dân số cao nhƣ Việt Nam. Có thể nhận thấy khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn, khơng thể tiếp tục phát triển, cơ cấu thu nhập của ngân hàng trong trƣờng hợp này sẽ bị thay đổi theo hƣớng tiêu cực. Khi đó, đối với những ngân hàng có mảng hoạt động dịch vụ chƣa đƣợc đầu tƣ và phát triển đáng kể, nền tảng dịch vụ tất yếu sẽ khơng đủ sức để có thể đảm bảo cân bằng tình hình tài chính của ngân hàng. Do đó, tất yếu địi hỏi ngân hàng cần có tầm nhìn xa hơn trong việc định hƣớng nghiên cứu và phát triển mạnh hoạt động dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân của các NHTM nghiên cứu trường hợp tại TPHCM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w