Chuyển tiền kiều hối

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân của các NHTM nghiên cứu trường hợp tại TPHCM (Trang 50 - 57)

thƣơng mại trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 201 1 2013

2.2.5 Chuyển tiền kiều hối

Dịch vụ chuyển tiền kiều hối (dịch vụ chuyển tiền đến từ nƣớc ngoài cho khách hàng cá nhân Việt Nam) bao gồm tất cả các khoản tiền gửi từ nƣớc ngoài về cho các cá nhân ở Việt Nam, bao gồm tiền gửi từ những ngƣời lao động học tập và làm việc ở nƣớc ngoài, từ ngƣời di cƣ, cá nhân mua hàng hóa…

Với chủ trƣơng khuyến khích chuyển tiền kiều hối về nƣớc của Chính phủ và NHNNVN đã cho phép dân cƣ nhận tiền mặt ngoại tệ hoặc mở tài khoản

ngoại tệ tại ngân hàng (khách hàng có thể mở tài khoản bằng các loại ngoại tệ mạnh tự do chuyển đổi), không hạn chế số ngoại tệ chuyển về, không phải chịu thuế thu nhập, cho phép nhiều tổ chức tham gia vào chuyển tiền kiều hối nhƣ bƣu điện, công ty làm dịch vụ vận chuyển tiền kiều hối và đặc biệt là các NHTM. Vì vậy lƣợng kiều hối nói chung đã tăng mạnh liên tục qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013

Bảng 2.1: Số lƣợng kiều hối qua ngân hàng tại Tp. HCM giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: tỷ U SD

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Lƣợng kiều hối 3,65 4,1 4,85

Nguồn: NHNN Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh

Nắm bắt nhu cầu nhận tiền từ nƣớc ngoài chuyển về của các cá nhân, các ngân hàng trong nƣớc đã đƣa ra các dịch vụ tiện ích nhƣ: Vietcombank đã kết hợp với công ty chuyển tiền MoneyGram cho ra mắt dịch vụ nhận tiền nhanh từ nƣớc ngồi đến Việt Nam. Chỉ trong vịng 10 phút, khách hàng có thể nhận tiền từ ngƣời thân ở nƣớc ngồi, với mức phí ƣu đãi và thủ tục đơn giản. Với mạng lƣới gần 400 điểm giao dịch trên cả nƣớc, Vietcombank sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chuyền tiền đi và đến trên 196 vùng lãnh thổ và quốc gia tại hơn 300.000 đại lý của MoneyGram. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã kết hợp với Western Union cho phép khách hàng không cần cung cấp mã số chuyển tiền mà chỉ cần ghi địa chỉ ngƣời nhận và không phải chịu bất kỳ khoản phí nào. Vietinbank cung cấp dịch vụ kiều hối qua máy rút tiền tự động (ATM) và bằng thẻ E- Partner – kiều hối đƣợc chuyển trực tiếp vào tài khoản ngƣời nhận và tỷ giá đƣợc quy đổi sang VNĐ tại thời điểm ngân hàng nhận tiền. Sacombank cung cấp dịch vụ chi trả tiền kiều hối tại nhà và tại quầy kể cả ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Không chỉ cạnh tranh về dịch vụ, cả mức phí chuyền tiền cũng đƣợc các

NHTMVN rất quan tâm, đối với các dịch vụ chuyền tiền nhanh (Money Gram và Western Union) khách hàng sẽ khơng phải tốn chi phí nhận tiền.

Theo đó lƣợng kiều hối thu hút qua các NHTMVN đã tăng dần qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Lƣợng kiều hối năm 2013 tăng 18% so với năm 2012 đạt mức 4,85 tỷ USD. Lƣợng kiều hối tăng mạnh đã góp phần tăng nguồn thu phí cho ngân hàng đồng thời thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi góp phần gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Ngoài ra, một nguồn lợi ích gián tiếp khá lớn cho các NHTMVN là nguồn thu lãi thông qua việc đầu tƣ những khoản tiền này trƣớc khi chi trả cho ngƣời thụ hƣởng, đặc biệt khi lãi suất cho vay qua đêm ở mức cao.

2.2.6. Dịch vụ thẻ ngân hàng

Trong thời gian qua, dịch vụ thanh thẻ ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng, tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức, thói quen của ngƣời dân và doanh nghiệp, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Dịch vụ thẻ ngân hàng là một phƣơng tiện thanh tốn đa dụng, tiện ích, đƣợc các NHTM chú trọng phát triển, có tốc độ phát triển nhanh chóng, đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Số lƣợng thẻ ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu thẻ Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Thẻ nội địa 3,81 4,38 5,28 Thẻ quốc tế 0,25 0,3 0,43 Tổng cộng 4,06 4,68 5,71

Qua bảng 2.2 ta thấy tính đến cuối năm 2013, tồn hệ thống ngân hàng đạt 5,71 triệu thẻ (tăng 22% so đầu năm 2012 và tăng 40,64% so với năm 2011). Thẻ nội địa của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thẻ phát hành (trên 92% từ năm 2011 đến năm 2013) và có xu hƣớng tăng dần qua từng năm (Nếu nhƣ năm 2011, thẻ nội địa đạt 3,81 triệu thẻ thì năm 2013, số lƣợng thẻ nội địa đã là 5,28 triệu thẻ với mức tăng 13,22 triệu thẻ, tƣơng đƣơng với tăng 38,58 %) Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp cho các NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ gia tăng với nhiều tiện ích khác nhau cung cấp cho khách hàng.

Bên cạnh việc phát triển số lƣợng thẻ, các NHTM ngày càng quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ với việc tăng khả năng thanh toán cho chủ thẻ thơng qua phát hành thẻ thanh tốn đồng thƣơng hiệu và đa ứng dụng có liên kết với các tổ chức khác, nhƣ trƣờng học, hãng taxi, hãng hàng khơng…; chú trọng tăng độ an tồn, bảo mật của thẻ thanh tốn nhƣ ứng dụng cơng nghệ Chip trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, nhƣ phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ chip chuẩn EMV

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ trong thời gian qua liên tục đƣợc đầu tƣ và cải thiện, đƣợc thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2.3: Số lƣợng máy ATM, POS giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: máy

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số lƣợng ATM 3.721 3.801 3.877

Số lƣợng POS 14.056 21.219 26.800

Nguồn: NHNN Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Tính đến cuối năm 2013, số lƣợng ATM đã đƣợc các NHTM trang bị đạt 3.877 máy (tăng 156 máy tƣơng đƣơng với 4% so với thời năm 2011). Dƣới sự

chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng phát hành thẻ đã hoàn thành kết nối liên thơng hệ thống ATM trên phạm vi tồn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác.

Để thực sự phát huy tác dụng làm giảm tiền mặt trong việc sử dụng thẻ, NHNN đã chỉ đạo triển khai kết nối liên thông mạng lƣới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Đến cuối năm 2013, số lƣợng máy POS trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đạt 26.800 máy với trên 86% máy POS đã kết nối. So với năm 2011, số lƣợng máy POS đã tăng 12.744 máy (tăng 90,6%); còn trong giai đoạn 2011 – 2013, số lƣợng máy POS ln có chiều hƣớng gia tăng về số lƣợng (Tăng 50% vào năm 2012 và 26,3% vào năm 2013). Đồng thời, nhận thức về thanh toán thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phƣơng, việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS đang dần trở nên phổ biến đặc biệt là ở các thành phố lớn trong đó có Tp. Hồ Chí Minh; xu hƣớng thanh toán bằng thẻ cũng bắt đầu gia tăng. Một số đơn vị chấp nhận thẻ đã có những nhận thức tích cực về lắp đặt và chấp nhận thanh toán thẻ qua POS, góp phần gia tăng số lƣợng máy POS trong những năm vừa qua.

Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục đƣợc hồn thiện: Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, ban hành Nghị định số 101.2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về TTKDTM; đây là các văn bản quan trọng định hƣớng trong lĩnh vực TTKDTM nói chung và hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng nói riêng. Ngày 28/12/2012, NHNN đã ban hành thông tƣ số 35 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ khơng đƣợc thu phí ngồi biểu phí thẻ nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ và phát triển bền vững. Đồng thời NHNN đã ban hành Thông tƣ số 36 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của ATM nhằm thực hiện song hành đồng bộ với Thông tƣ số 35 từ ngày 01/03/2013, qua đó tăng cƣờng nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lƣợng,

hiệu quả sử dụng ATM của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn có trang bị ATM và các đơn vị có liên quan.

Đối với dịch vụ ATM, NHNN thƣờng xuyên chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các NHTM có trang bị ATM tăng cƣờng kiểm tra, giám sát hoạt động, rà sốt, bổ sung các quy trình , quy định cần thiết trong lắp đặt, sử dụng ATM; phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố phát sinh.

Trong năm qua, mặc dù vẫn còn xảy ra các trƣờng hợp trục trặc, ngƣng hoạt động, quá tải, gây bức xúc cho khách hàng, nhƣng nhìn chung các dịch vụ ATM đã đáp ứng khá tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, vấn đề chất lƣợng mạng; hệ thống đƣợc vận hành khá thơng suốt và hiệu quả, giảm bớt tình trạng phàn nàn từ phía khách hàng. Qua đó, giúp cho khách hàng tiếp cận và sử dụng các phƣơng tiện dịch vụ TTKDTM một cách đầy đủ, kịp thời và tạo đƣợc sự chuyển biến bƣớc đầu về thói quen sử dụng tiền mặt.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động thanh toán thẻ trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhƣ:

- Cơ sơ hạ tầng thanh toán phân bổ chƣa đều, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố, nên phát triển dịch vụ thanh toán, nhất là thanh toán thẻ qua POS ở khu vực ngoại thành còn gặp nhiều trở ngại. - Thanh toán thẻ nội địa qua POS chƣa nhiều, hệ thống đƣờng truyền đôi

khi bị tắc nghẽn; ngƣời dân còn chƣa mặn mà với thanh tốn qua POS; tình trạng đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí của khách hàng thanh tốn bằng thẻ chƣa đƣợc khắc phục triệt để;

- Mặc dù số lƣợng thẻ đã tăng lên đáng kể (đạt 5,71 triệu thẻ tăng 22% so đầu năm 2012) nhƣng việc sử dụng thẻ để thanh tốn cho hàng hóa và dịch vụ chƣa tăng tƣơng xứng, do đó tác dụng giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán chƣa nhiều, mặt khác làm tăng áp lực đối với việc duy trì hoạt động và tiếp quỹ tiền mặt cho ATM;

- Một số ngân hàng chƣa tích cực hồn thành việc chuyển đổi mã tổ chức phát hàng thẻ để mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng cho thẻ thanh tốn; - Cơng tác thơng tin – tuyên truyền về hoạt động thanh tốn thẻ của các

NHTM đã có nhiều cố gắng nhƣng vẫn chƣa đạt yêu cầu.

2.2.7 Các dịch vụ tài chính cá nhân khác

Cùng với sự phát triển các mảng dịch vụ chiếm tỷ trọng khối lƣợng giao dịch lớn nhƣ dịch vụ huy động vốn, dịch vụ cho vay, dịch vụ chuyển tiền kiều hối, dịch vụ thẻ…các dịch vụ tài chính cá nhân khác của NHTMVN cũng khơng ngừng phát triển. Cụ thể là:

+ Mua bán séc du lịch: Về bản chất, séc du lịch là một loại séc đích danh, cho phép du khách có thể thanh tốn cho các dịch vụ và hàng hóa dịch vụ mà khơng cần tiền mặt khi đi du lịch. Séc du lịch chỉ đƣợc đƣa vào lƣu thơng khi ngân hàng thanh tốn đã nhận đƣợc số tiền tƣơng ứng của séc. Do đó, séc du lịch đƣợc coi nhƣ một phƣơng tiện thanh toán thuận tiện, chắc chắn nhƣ tiền mặt, có thể đƣợc sử dụng ở nhiều nƣớc và có thể thay thế khi bị rơi, hoặc mất cắp. Chính vì những tiện ích trên, doanh số thanh tốn séc du lịch quốc tế hàng năm đều có sự tăng trƣởng rõ rệt, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng.

+ Bảo lãnh dành cho khách hàng cá nhân: dịch vụ bảo lãnh của các ngân hàng ln duy trì đƣợc mức độ an tồn, khơng để xảy ra rủi ro mất mát vốn. Mở rộng hoạt động bảo lãnh đã giúp ngân hàng chuyển mạnh hoạt động theo hƣớng phát triển dịch vụ, tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ này vẫn còn phát triển khá khiêm tốn so với thị trƣờng trong nƣớc, do đó, các ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ bảo lãnh khách hàng cá nhân trong thời gian tới.

+ Dịch vụ tƣ vấn tài chính: Với lợi thế am hiểu thị trƣờng tài chính và mơi trƣờng kinh doanh nhờ vào danh mục khách hàng đa dạng mà ngân

hàng từng giao dịch, các NHTM đã cung ứng dịch vụ tƣ vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp mới, quản lý và khai thác tài sản, quản lý khoản phải thu, huy động vốn qua kênh thị trƣờng chứng khoán…Tuy nhiên, dịch vụ này hiện nay chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn thu và đang phải cạnh tranh với các cơng ty tƣ vấn tài chính trong và ngồi nƣớc.

+ Dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ: Giống nhƣ sự năng động của nền kinh tế, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng khơng ngừng đƣợc thay đổi và phát triển tồn diện. Trong bối cảnh đó, dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ của các ngân hàng đƣợc ra đời và không ngừng phát triển, dựa trên những hiểu biết sâu sắc về thực tiễn pháp luật tại Việt Nam và các thay đổi vận động của môi trƣờng. Các dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ của các NHTM đã bám sát các hoạt động đầu tƣ cụ thể là nghiên cứu thị trƣờng, cung cấp thông tin kinh doanh, giới thiệu địa điểm đầu tƣ, tƣ vấn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Là một trong những dịch vụ tài chính cịn khá mới mẻ trên thị trƣờng tài chính, phải cạnh tranh với các công ty tƣ vấn tài chính trong giai đoạn hiện nay, nhƣng với lợi thế am hiểu thị trƣờng tài chính và thị trƣờng kinh doanh, các dịch vụ tƣ vấn tài chính ngày càng đa dạng phong phú, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân của các NHTM nghiên cứu trường hợp tại TPHCM (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w