thƣơng mại trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 201 1 2013
2.2.2 Hoạt động dịch vụ huy động vốn từ dân cƣ
Trong những năm qua, với các hình thức huy động vốn khác nhau, các tổ chức tín dụng đã có sự cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn, thu hút khách hàng. Nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, mới lạ, phong phú về kỳ hạn, về loại tiền gửi cũng nhƣ hình thức gửi tiền, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn cùng các hình thức khuyến mãi có cơ cấu giải thƣởng đã thực sự thu hút khách hàng. Đồng thời với thái độ phục vụ ân cần, chuyên nghiệp hơn, thủ tục nhanh gọn hơn cũng
Hoạt động huy động vốn từ dân cƣ
Năm 2013 618,582
Năm 2012 535,657 Hoạt động huy động vốn từ dân cƣ
Năm 2011 497,330
0 200,000 400,000 600,000 800,000
góp phần thu hút khách hàng đến gửi tiền cũng nhƣ đem lại những tiện ích thực sự cho khách hàng đến giao dịch. Đây là một trong những nguyên nhân giúp thúc đẩy tốc độ huy động vốn tăng cao.
Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn từ dân cư Tp. HCM giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: NHNN Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Biểu đồ 2.1 thể hiện hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng tại Tp. HCM từ năm 2011 đến năm 2013. Theo đó, lƣợng tiền gửi của dân cƣ có xu hƣớng tăng dần qua từng năm, cụ thể, nếu nhƣ năm 2012 toàn hệ thống ngân hàng tại Tp. HCM huy động đƣợc 535.675 tỷ đồng thì đến hết năm 2013, lƣợng tiền gửi huy động đƣợc từ dân cƣ đã là 618.582 tỷ đồng (tăng 82.907 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 15,47%). Để đạt đƣợc kết quả trên, phải kể đến sự chủ động, sáng tạo của các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng. Ngồi những hình thức truyền thống thì những hình thức mới đã giúp cho khách hàng chủ động hơn trong việc gửi tiền và rút tiền.
Năm 2013, kinh tế trong nƣớc còn gặp nhiều khó khăn nhƣng hệ thống ngân hàng tại Tp. Hồ Chí Minh vẫn huy động đƣợc lƣợng tiền gửi đạt 1.135.800 tỷ đồng, tăng 11% (trong đó tiền gửi của dân cƣ chiếm 55,5% đạt khoảng 618.582 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn huy động). Trong khoảng thời gian từ
năm 2011 đến năm 2013, lƣợng tiền huy động từ dân cƣ của hệ thống ngân hàng tại Tp. HCM luôn giữ ở mức tăng trên 7%. Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm giảm trong thời gian gần đây đã cho chúng ta thấy đƣợc ngƣời dân vẫn tin tƣởng gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng. Để đạt đƣợc những thành cơng đó là do những nguyên nhân sau đây:
+ Nền kinh tế nƣớc ta phát triển tƣơng đối ổn định với tốc độ tăng khá và tƣơng đối rõ nét ở tất cả các ngành, các lĩnh vực trong thời gian qua.
+ Hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày càng đi vào “nề nếp” và có hiệu quả góp phần làm tăng uy tín với dân chúng trong giao dịch, ký thác.
+ Quan hệ khách hàng đƣợc xây dựng ổn định, lâu dài với các chính sách riêng.
+ NHNN từng bƣớc thực hiện tự do hóa trong điều hành lãi suất thông qua lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn. Lãi suất huy động của NHTM đƣợc điều chỉnh linh hoạt theo quan hệ cung cầu thị trƣờng tiền tệ và yêu cầu khách hàng.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cấp. Đồng thời, trình độ đội ngũ nhân viên NHTM ngày càng đƣợc nâng cao, có tính chun nghiệp hơn… giúp việc xử lý, tác nghiệp đƣợc nhanh chóng và chính xác.
+ Mạng lƣới giao dịch đƣợc mở rộng, đều khắp các vùng kinh tế trọng điểm nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng và thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cƣ.
+ Các dịch vụ ngân hàng ngày càng đƣợc cải tiến. Các hình thức huy động và đối tƣợng huy động đƣợc đa dạng hóa… tăng tính tiện nghi cho khách hàng.
+ Việc tham gia bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng và khả năng quản lý, kiểm soát của NHNN ngày càng cao và chặt chẽ… giúp ngƣời gửi tiền an tâm.
Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của NHTM trong thời gian qua cũng gặp một số khó khăn:
+ Hoạt động của các NHTM chƣa thực sự đồng đều về nhiều mặt nhƣ: vốn điều lệ, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ chun mơn của cán bộ, nhân viên, quan điểm nhận thức khi tham gia điều hành kinh doanh ngân hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lƣới giao dịch, sản phẩm, loại hình tiền gửi, dịch vụ hỗ trợ…
+ Một vài NHTM CP có hiệu quả kinh doanh thấp, hoạt động đang trong tình trạng bị kiểm sốt đặc biệt đã ít nhiều làm giảm uy tín của tồn hệ thống.
+ Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn có lãi suất thấp (Tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, vốn ủy thác…) chiếm tỷ trọng thấp, trong khi nguồn vốn lãi suất cao (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn) có tỷ trọng lớn làm chi phí đầu vào cao, làm giảm khả năng cạnh tranh trong khi sử dụng vốn, giảm lợi nhuận kinh doanh.
+ Môi trƣờng kinh doanh càng ngày càng khó khăn. Ngồi việc cạnh tranh trong ngành, còn phải cạnh tranh với các hình thức huy động của các tổ chức phi ngân hàng khác nhƣ: bảo hiểm, tiết gửi tiết kiệm bƣu điện, cơng ty tài chính…ngày càng tăng. Đồng thời, các yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, khắt khe hơn.
+ Dịch vụ tiền gửi của một vài NHTM còn nghèo nàn, mạng lƣới giao dịch chƣa đủ rộng, chƣa tạo đƣợc tính hấp dẫn khách hàng gửi tiền.
+ Cơ sở vật chất, cơng nghệ trong thanh tốn dù có đƣợc cải tiến nhƣng hầu hết vẫn chƣa đạt yêu cầu về tính tiện nghi, tốc độ xử lý, tính chính xác…
+ Lãi suất trần huy động giảm liên tiếp từ 14%/năm (Tháng 9 năm 2011) xuống cịn 6%/năm (đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng – Từ Tháng 3 năm 2014). Với kỳ hạn huy động trên 6 tháng, các ngân hàng đƣợc ấn định lãi suất trên cơ sở cung – cầu vốn thị trƣờng. Những thay đổi về lãi suất đã ảnh hƣởng một phần không nhỏ tới việc huy động vốn tại các NHTM trong thời gian qua.