Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân của các NHTM nghiên cứu trường hợp tại TPHCM (Trang 34 - 36)

1.3. Kinh nghiệm thế giới về phát triển dịch vụ tài chính và bài học kinh nghiệm cho

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu chính sách mở cửa kinh tế vào năm 1979. Tuy nhiên trong năm năm đầu tiên của thời kỳ mở cửa, công cuộc cải cách dƣờng nhƣ chƣa chạm đến hệ thống tài chính - ngân hàng. Các dấu hiệu cải cách trong hệ thống tài chính mới thực sự xuất hiện vào năm 1984 khi hệ thống ngân hàng phân thành hai cấp: Ngân hàng nhà nƣớc (Ngân hàng nhân dân Trung Quốc) và ngân hàng thƣơng mại. Kể từ đó mới xuất hiện dấu hiệu cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và ở một mức độ thận trọng, các ngân hàng nƣớc ngoài bắt đầu đƣợc phép thành lập và hoạt động tại Trung Quốc.

Trung Quốc là trƣờng hợp điển hình thực hiện hội nhập quốc tế khu vực ngân hàng thơng qua các cam kết trong q trình đàm phán gia nhập WTO. Tiến trình hội nhập quốc tế của Trung Quốc đƣợc tiến hành từng bƣớc và đƣợc hỗ trợ bằng các chƣơng trình cải cách nhằm củng cố khu vực ngân hàng và các khu vực tài chính khác, đồng thời với q trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc.

Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, với điều kiện phải mở cửa lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán. Đối với việc mở cửa dịch vụ ngân hàng, Trung Quốc cam kết bãi bỏ các hạn chế về địa lý đối với kinh doanh ngoại tệ, giảm dần các hạn chế về kinh doanh đồng bản tệ trong vịng 5 năm, sẽ khơng có hạn chế về số lƣợng giấy phép đƣợc cấp cho các ngân hàng nƣớc ngoài. Các ngân hàng nƣớc ngoài sẽ đƣợc đối xử nhƣ các ngân hàng trong nƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do nhận thức chƣa đủ về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, nợ xấu của các ngân hàng nhất là bốn ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, đồng thời thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng tài chính kém phát triển, năng lực quản lý – kiểm tra – giám sát của các ngân hàng cịn kém nên chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một số cải cách thận trọng khi mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, cụ thể đó là:

Thứ nhất, Trung Quốc quy định chặt chẽ điều kiện để thành lập ngân hàng nƣớc ngoài, nhất là đƣa ra yêu cầu về vốn rất cao nhƣ thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngồi phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài trên 20 tỷ USD, ngân hàng liên doanh đối tác với nƣớc ngoài phải có vốn đăng ký tối thiểu 1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 121 triệu USD)

Thứ hai, chính phủ Trung Quốc chủ trƣờng phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc với lộ trình thành lập đƣợc thị trƣờng chứng khốn thống nhất với quy mô khá lớn, cùng với sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng liên ngân hàng, các sản phẩm tham gia thị trƣờng này đƣợc đa dạng hơn. Chính phủ Trung Quốc cũng cho phép các NHTM nhà nƣớc mở chi nhánh ở nƣớc ngoài để tăng thêm sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, các ngân hàng của Trung Quốc đã không ngừng nâng cao năng lực quản lý kinh doanh nhằm đáp ứng sự thay đổi trong quá trình hội nhập nhƣ: sàn lọc, tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, cho phép thành lập các ủy ban để đánh giá tín dụng và quản lý, thuê kiểm toán độc lập nƣớc ngồi kiểm tốn kết quả hoạt động, mời chuyên gia nƣớc ngoài tham

gia ban lãnh đạo, cho phép bán 10% cổ phiếu cho một ngân hàng nƣớc ngoài (khoảng 1 – 2 triệu USD)

Thứ tƣ, việc mở cửa cho ngân hàng nƣớc ngoài vào Trung Quốc đƣợc thực hiện một cách hợp lý. Quan điểm của Trung Quốc là mở cửa từ từ, không quá thổi phồng lợi ích của việc cạnh tranh với ngân hàng nƣớc ngồi. Do đó, Trung Quốc chủ động đƣa ra các rào cản đối với các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và kinh tế phát triển bền vững (các rào cản bao gồm: yêu cầu về tỷ lệ an toàn về vốn, hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, hạn chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ, thực hiện chính sách tỷ giá thận trọng, chƣa tự do hóa tài khoản vốn, tập trung phát triển thị trƣờng các công cụ phái sinh trong nƣớc nhằm hạn chế các biến động tỷ giá).

Sau khi mở cửa thị trƣờng tài chính, kinh tế Trung Quốc đã khơng ngừng tăng trƣởng, nền tài chính lành mạnh, các ngân hàng vững bƣớc trong môi trƣờng cạnh tranh chứng tỏ sự lựa chọn con đƣờng đi của chinh phủ Trung Quốc là đúng đắn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân của các NHTM nghiên cứu trường hợp tại TPHCM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w