TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 1 Tụ máu dưới da

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH TAI MŨI HỌNG (Trang 53 - 55)

1. Tụ máu dưới da

Do cầm máu không kỹ hoặc chảy máu thứ phát.

- Xử trí băng ép nếu máu tụ ít, phẫu thuật lại vết mổ cầm máu nếu tụ máu nhiều. - Tiên lượng: tốt.

2. Liệt dây thần kinh VII

- Xử trí chống phù nề.

- Tiên lượng: hồi phục sau 3 - 6 tháng.

3. Hội chứng tiền đình

Khoan vào vịnh tiền đình của ốc tai.

- Xử trí thuốc tăng cường tuần hoàn tai trong. - Tiên lượng: khá.

4. Nhiễm trùng vết mổ

Từ tác nhân bên ngoài vào hoặc từ bệnh hố mổ chũm - Xử trí kháng sinh liều cao.

- Diễn biến: viêm màng não.

- Tiên lượng: dè dặt, đôi khi phải lấy điện cực ra.

5. Rò dịch não tủy

Do bất thường giải phẫu học ốc tai.

- Xử trí dùng keo sinh học, mơ cơ bít đường rị. - Tiên lượng: dè dặt.

PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH TAI GIỮA (TYMPANOPLASTY TÝP I, II, III, IV)I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

- Phẫu thuật tạo hình tai giữa là phẫu thuật sửa chữa các cấu trúc giải phẫu của tai giữa, bao gồm lấy bỏ bệnh tích viêm ở tai giữa, tái tạo màng nhĩ, có hoặc khơng kèm theo tái tạo xương con.

- Lần đầu tiên vào năm 1956 Wullstein đã tổng kết và phân loại phẫu thuật tạo hình tai giữa thành 5 loại khác nhau (týp I, II, III, IV, V). Đây là cách phân chia điển hình nhất. Sau này nhiều tác giả dựa trên cách phân loại này và cải biên thêm kỹ thuật tạo hình chuỗi xương con rồi tạo hình màng nhĩ. Tùy vào mức độ tổn thương xương con, mảnh vá tạo hình màng nhĩ sẽ được đặt trực tiếp lên các xương cịn lại. ở đây chỉ trình bày theo cách phân loại của Wulstein như sau:

+ Týp I + Týp II + Týp III + Týp IV + Týp V - Mục tiêu:

+ Tạo hình màng nhĩ để phục hồi thính lực hoặc chống viêm tai tái diễn do thủng màng nhĩ. + Lấy sạch bệnh tích của viêm tai giữa như tổ chức viêm sùi, polyp, cholesteatoma.

+ Tái tạo lại hệ thống dẫn truyền âm thanh của tai giữa (màng nhĩ, xương con) để phục hồi thính lực.

II. CHỈ ĐỊNH

- Thủng màng nhĩ do chấn thương trên 6 đến 12 tháng khơng liền, nghe kém, có nguy cơ gây viêm tai.

- Viêm tai giữa có thủng màng nhĩ, có kèm theo tổn thương xương con hoặc khơng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

+ Khi người bệnh có bệnh nội khoa kèm theo khơng đủ điều kiện phẫu thuật. + Viêm tai xương chũm có cholesteatoma khó kiểm sốt.

- Chống chỉ định tương đối:

Viêm tai giữa tiến triển, chưa ổn định, người bệnh ở xa Trung tâm y tế khơng có điều kiện theo dõi sau mổ.

IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện 1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Tai Mũi Họng.

2. Phương tiện

- Kính hiển vi phẫu thuật.

- Bộ dụng cụ phẫu thuật mở: dao phẫu thuật số 11 và 20, kẹp phẫu tích tự hãm, kẹp phẫu tích cầm máu, bay to, lóc màng xương, kéo phẫu thuật, kẹp phẫu tích có mấu và khơng mấu, kìm kẹp kim, kéo cắt chỉ.

- Bộ dụng cụ vi phẫu tai: kẹp phẫu tích vi phẫu (thẳng, cong và hạt gạo), kéo vi phẫu, dao trích nhĩ, que nhọn, que móc (3 cỡ), bay (thẳng và trịn), dao khuỷu đầu tròn, bộ ống hút vi phẫu, loa soi tai các cỡ.

- Bơm tiêm gây tê, thuốc tê: Octocain 2% hoặc Medicain 2%. - Gelaspon, merocel tai.

3. Người bệnh

- Tư thế: nằm ngửa, nghiêng đầu quay tai phẫu thuật lên trên.

- Vô cảm: thường gây tê tại chỗ, phẫu thuật viên có thể đánh giá sơ bộ khả năng nghe của người bệnh trong phẫu thuật. Một số trường hợp khó khăn cho gây tê như trẻ em có thể gây mê tồn thân.

4. Hồ sơ bệnh án

- Làm đầy đủ xét nghiệm cơ bản: cơng thức máu, sinh hóa (chức năng gan, thận), đơng máu tồn bộ, HIV, HBsAg, phim chụp tim phổi thẳng.

- Xét nghiệm chuyên khoa: thính lực đồ, nhĩ lượng, phim Schuller hoặc CT scan xương đá (là tốt nhất).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Chỉnh hình tai giữa týp I

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH TAI MŨI HỌNG (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w