- Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất
3.2.7. Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi ích từ hoạt động kinh doanh thẻ
kinh doanh thẻ
Theo Báo cáo thường niên năm 2011 của BIDV, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ ổn định, tăng trưởng tốt, đặc biệt là năm 2010 và 2011 đạt lợi nhuận năm sau gần gấp đôi năm trước.
Bảng 3.11: Thu nhập từ hoạt động thanh toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ngân hàng các năm 2007-2011 Đơn vị: Tỷ VNĐ stt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Số tiền Số tiền Tăng (%) Số tiền Tăng (%) Số tiền Tăng (%) Số tiền Tăng (%) 1 Thu nhập từ hoạt động thanh toán 301 427 42 617 44 721 17 859 19 2 Trong đó: Thu nhập từ KD thẻ 14 17 21 21 24 44 110 71 61 3 Thu nhập từ KD thẻ chiếm tỷ trọng trong Thu nhập từ HĐ thanh toán (%) 4,65 3,98 3,40 6,10 8,27 Nguồn: [16].
Biểu đồ 3.16: Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ và hoạt động thanh toán giai đoạn 2007-2011
Với thế mạnh về mạng lưới rộng, chất lượng dịch vụ tốt-dịch vụ thanh toán đã đem lại nguồn thu ổn định, bền vững cho BIDV, trong đó bao gồm cả nguồn thu từ dịch vụ thẻ ngân hàng. Mặc dù thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán, tuy nhiên tỷ trọng của nguồn thu này đang có xu hướng tăng
nhanh từ năm 2009 đến nay.
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ thẻ của BIDV bao gồm: thu phí thẻ ghi nợ nội địa, thu phí thẻ tín dụng quốc tế, thu phí thanh toán trên ATM và thu phí thanh toán qua POS. Trong đó, nguồn thu từ thẻ ghi nợ nội địa là chiếm đa số vì tỷ trọng thẻ ghi nợ nội địa của BIDV là tương đối lớn; nguồn thu từ phí thanh toán qua POS chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Năm 2011, BIDV có nguồn thu từ thu phí thẻ ghi nợ là 36,92 tỷ đồng, thu từ thẻ tín dụng là 14,91 tỷ đồng, thu từ phí thanh toán trên ATM là 14,2 tỷ đồng và thu từ phí thanh toán qua POS là 4,97 tỷ đồng. Biểu đồ tỷ trọng các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV năm 2011 như sau:
Biểu đồ 3.17: Tỷ trọng các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV năm 2011
Nguồn thu từ cung cấp dịch vụ thẻ của BIDV hiện nay chủ yếu là: phí thu từ các ĐVCNT; các khoản phí thường niên, phí phát hành mà chủ thẻ phải nộp theo hợp đồng sử dụng thẻ; khoản lãi khách hàng phải trả nếu không thanh toán đầy đủ theo sao kê, phí rút tiền mặt (đối với thẻ tín dụng); khoản phí do thực hiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng khác hoặc cho các TCPHT khác (phí đại lý thanh toán). Ngoài ra còn có các loại phí nâng hạn mức tín dụng, phí kích hoạt lại thẻ, phí thay đổi tài khoản liên kết, phí đóng thẻ, phí tra soát, phí in sao kê, phí cấp lại thẻ bị mất cắp, thất lạc,...
Bên cạnh những khoản thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, kinh doanh thẻ cũng phải bỏ ra nhiều loại chi phí, bao gồm: chi phí trang bị máy móc thiết bị cho các ĐVCNT, chi phí in ấn và mã hoá thông tin, quản lý
hồ sơ khách hàng, lệ phí tham gia TCTQT, các tổn thất do các rủi ro phát sinh, tiền lương nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh thẻ. Các chi phí khác bao gồm: chi phí bảo hiểm liên quan đến tài sản cố định, các khoản trả lãi cho các số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng, chi phí cho việc quảng cáo,... Gần đây, BIDV đã phải chi khá tốn kém cho các dự án trong lĩnh vực thẻ như: Dự án Hệ thống quản lý kết nối, phát hành và thanh toán thẻ MasterCard; dự án máy dập thẻ công suất lớn; dự án phát triển mạng lưới ATM, POS; dự án cá thể hóa thẻ Chíp; dự án quản lý nhật ký điện tử tập trung và hệ thống phân phối phần mềm ATM; dự án giám sát trạng thái ATM; dự án 100 camera giám sát;…
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thanh toán nói chung và thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ trên tổng thu nhập tại các ngân hàng vẫn còn khá thấp. Theo nhận định chung của các ngân hàng thì rất ít ngân hàng đạt được lợi nhuận thực sự từ dịch vụ thẻ mà phần lớn đều xác định đây là giai đoạn đầu tư nhằm tăng số lượng khách hàng và phát triển dịch vụ thanh toán, tín dụng trên tập khách hàng tăng thêm sau đó.
Trên thực tế, thị trường thẻ ở Việt Nam bắt đầu hình thành từ cuối những năm 1990 và bước sang giai đoạn phát triển từ năm 2006 trở lại đây. Cho đến nay, hầu hết các NHTM trong nước đều đang phải bù lỗ cho lĩnh vực đầu tư mới mẻ và tốn kém này. Hầu hết các NHTM đều xác định, từ 2000 - 2010 là giai đoạn cạnh tranh về thị phần trong nước, ngân hàng buộc phải dành lợi nhuận từ các lĩnh vực truyền thống như tín dụng, chuyển tiền… để bù đắp cho phát triển lĩnh vực thẻ. Là lĩnh vực công nghệ cao, nên chi phí đầu tư rất tốn kém cho hệ thống tin học, phần mềm, máy chủ, máy trạm… cho đến các thiết bị máy in dập thẻ, máy ATM, POS. Chẳng hạn như 1 chiếc máy POS có giá dao động từ 5-8 triệu đồng, 1 ATM bình quân có giá từ 500 - 700 triệu đồng, hệ thống máy in dập nổi thẻ có giá hàng chục tỷ đồng, đắt hơn nữa là hệ thống máy chủ và phần mềm của ngân hàng: hệ thống này phải mạnh và đủ sức xử lý hàng triệu giao dịch mỗi ngày khi các ngân hàng kết nối hệ thống với nhau; phải không bao giờ bị “sập” để đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng và hạn chế tối đa rủi ro tổn thất do tội phạm công nghệ cao tấn công. Giả sử, một ngân hàng muốn đầu tư 1.000 máy ATM, ngân hàng đó ít nhất phải bỏ ra khoảng 600 tỷ đồng tiền mua máy, đó là chưa kể đến chi phí lắp đặt, thuê địa điểm, thuê người giám sát. Hơn nữa, thẻ là một lĩnh vực mới, nên chi phí về
đào tạo nhân lực và quảng cáo càng tốn kém hơn các lĩnh vực khác.
Việc thu phí giao dịch thẻ tại ATM được các ngân hàng áp dụng dè dặt. Hiện tại, NHNNVN chưa cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu phí đối với giao dịch rút tiền mặt tại ATM nội mạng, do đó tại BIDV chưa thu phí giao dịch rút tiền mặt của khách hàng là chủ thẻ ghi nợ của BIDV thực hiện giao dịch rút tiền mặt tại ATM của BIDV; còn đối với giao dịch rút tiền mặt tại ATM ngoại mạng phải trả mức phí 3.300 đồng/giao dịch, tức là khi chủ thẻ của BIDV rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng khác hoặc ngược lại chủ thẻ của ngân hàng khác thực hiện giao dịch rút tiền mặt tại ATM của BIDV thì phải trả mức phí giao dịch rút tiền ATM ngoại mạng.
Tuy nhiên, những lợi ích đi kèm do dịch vụ thẻ mang lại từ việc thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng là không nhỏ, do đó BIDV cũng như các ngân hàng đang ra sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trên thị trường thẻ ngân hàng. Lợi ích của các ngân hàng chủ yếu đến từ việc tận dụng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn của dân cư cũng như của tổ chức kinh tế tại ngân hàng thông qua giao dịch thẻ và tiền gửi thanh toán, đặc biệt trong giai đoạn lãi suất huy động vốn tăng cao thì đây là nguồn vốn tương đối rẻ. Nhờ có việc phát triển dịch vụ thẻ mà các ngân hàng đã gia tăng đáng kể số lượng tài khoản thanh toán cá nhân từ khoảng 6 triệu tài khoản năm 2006 lên đến trên 30 triệu tài khoản năm 2011, kéo theo đó là lợi ích thu được từ lượng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng vào ngân hàng với mức tăng trưởng bình quân 25-30% mỗi năm. Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ góp phần làm giảm thiểu chi phí giao dịch tại quầy và tăng năng lực xử lý nghiệp vụ ngân hàng, thu hút khách hàng tiềm năng bằng dịch vụ tiện ích.
Xu hướng đang được các ngân hàng hình thành là tích hợp các sản phẩm hiện có thành gói sản phẩm cung ứng cho từng loại đối tượng khách hàng, đảm bảo phục vụ đồng bộ và hiệu quả nhất cho khách hàng. Đối với nhiều ngân hàng, việc phát hành thẻ cho khách hàng sử dụng là bước đầu tiếp cận với khách hàng để cung ứng nhiều hơn 01 sản phẩm dịch vụ. Khi mở thẻ, thông thường khách hàng sẽ có quan hệ tiền gửi (tài khoản tiền gửi thanh toán đối với thẻ ghi nợ) hoặc tín dụng (vay qua thẻ tín dụng) với ngân hàng, từ đó ngân hàng có thể tăng thêm nguồn thu từ việc cung ứng dịch vụ thanh toán trên tài khoản, dịch vụ tư vấn tài chính, mở rộng tín dụng đặc biệt là tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng. Mặt khác, cung cấp dịch vụ thẻ bên cạnh những
dịch vụ truyền thống của ngân hàng cũng góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm và ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ theo các gói đầy đủ cho từng đối tượng khách hàng. Ví dụ: dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng cá nhân có thể gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thẻ như trả lương, thanh toán tiền mua hàng hóa tại các cửa hàng, thanh toán hóa đơn định kỳ hàng tháng, topup điện thoại, rút tiền mặt cho các nhu cầu chi tiêu,… và các dịch vụ tư vấn tài chính, cho vay tiêu dùng, dịch vụ tiết kiệm,… Việc cung cấp các gói dịch vụ như vậy đã tăng thêm sự tiện lợi cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cơ bản của các cá nhân, góp phần tạo dựng sự trung thành của các khách hàng đối với ngân hàng và thu hút thêm các khách hàng mới.
Tham gia cung ứng dịch vụ thẻ trên thị trường đã giúp các ngân hàng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các TCTQT, các công ty trung gian hỗ trợ dịch vụ thẻ và với các ngân hàng khác. Từ đó, các ngân hàng có cơ hội học hỏi, tiếp nhận công nghệ tiên tiến và bắt kịp xu hướng của các ngân hàng trên thế giới. Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cũng khiến các ngân hàng trở nên năng động, sáng tạo và nhạy bén hơn với các cơ hội kinh doanh nhằm tìm chỗ đứng và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, thông qua việc cung ứng dịch vụ thẻ thanh toán, hình ảnh, uy tín và danh tiếng của ngân hàng cũng được nâng lên trên thị trường.
3.2.8. Kết quả điều tra xã hội học
Việc điều tra xã hội học được tiến hành nhằm đánh giá về thực trạng và nhu cầu sử dụng thẻ ngân hàng dành cho các khách hàng là đối tượng có nhu cầu sử dụng thẻ cao tại Việt Nam.
Điều tra chọn mẫu được thực hiện phát phiếu điều tra trên 317 đối tượng tuổi đời từ 18 đến 60 tuổi (đối tượng trong độ tuổi lao động), số phiếu thu về là 300 phiếu hợp lệ. Trong đó, nơi ở của các đối tượng điều tra được phân bố tại một số tỉnh, thành phố là: Hà Nội (35% số phiếu), thành phố Hồ Chí Minh (25% số phiếu), Quảng Ninh (10% số phiếu), Đà Nẵng (10% số phiếu), còn lại là Cần Thơ, Nam Định, Quảng Bình, Bình Định, Tây Ninh.
Các phiếu điều tra được phát ra thông qua các hình thức chủ yếu như: in và gửi trực tiếp cho người được hỏi, gửi thư điện tử (email) hoặc thông qua người trung gian.
5,6,7,8 năm 2012 và kết thúc khi 300 phiếu thăm dò đạt yêu cầu được thu về. Các thông tin điều tra được thể hiện tại Mẫu phiếu điều tra (Phụ lục 03). Kết quả điều tra, như Bảng sau:
Bảng 3.12: Cơ cấu khách hàng sử dụng thẻ
stt Chỉ tiêu Tỷ lệ
1 Tỷ lệ nam, nữ tương ứng 54,8% và 45,2%
Phân theo độ tuổi:
2 Nhóm KH độ tuổi 31-40 tuổi 41,2% 3 Nhóm KH độ tuổi 41-50 23,2% 4 Nhóm KH độ tuổi 18-20 15,8% 5 Nhóm KH độ tuổi 21-30 13,8% 6 Nhóm KH độ tuổi 51-60 6% Phân theo trình độ học vấn: 7 Trình độ Đại học 67,4% 8 Trình độ Cao học 13,8% 9 Trình độ Trung cấp 7,2% 10 Trình độ Cao đẳng 9,0%
11 Trình độ Trung học cơ sở trở xuống 0,6%
12 KH có bằng Tiến sĩ 0,8%
Kết quả thăm dò cho thấy, tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu này là tương đối cân bằng, nữ chiếm 54,8%, nam chiếm 45,2%. Theo độ tuổi, nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ trọng cao nhất (41,2%); nhóm khách hàng độ tuổi từ 41-50 chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (23,%); nhóm khách hàng trong độ tuổi 18-20 và từ 21-30 có tỷ trọng tương đương nhau (15,8% và 13,8%); nhóm khách hàng trong độ tuổi 51-60 chiếm ít nhất (6%).
Theo trình độ học vấn, nhóm khách hàng có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất (tương đương 67,4% quy mô mẫu), nhóm khách hàng có trình
độ cao học chiếm 13,8%, nhóm khách hàng có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm tỷ trọng lần lượt 7,2% và 9,0%; nhóm khách hàng có trình độ trung học cơ sở trở xuống và có bằng tiến sĩ lần lượt chiếm tỷ trọng 0,6% và 0,8%.
Kết quả điều tra cho thấy trung bình mỗi khách hàng đã đăng ký phát hành trung bình khoảng 4,5 chiếc thẻ ngân hàng (bao gồm cả thẻ ghi nợ, tín dụng, trả trước), trong đó số thẻ đang sử dụng chiếm chưa đến 40% tổng số thẻ. Đối với thẻ của BIDV thì có khoảng 9% số người được hỏi là đã từng mở thẻ, nhưng chỉ có hơn 50% trong số đó là thẻ đang được sử dụng.
Bảng 3.13: Khách hàng đánh giá về sản phẩm, dịch vụ thẻ BIDV
Thang điểm 10
stt Chỉ tiêu Điểm TB
1 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, tiện ích 4,1
2 Mức độ sẵn sàng phục vụ 6,0
3 Mức độ thuận lợi trong thanh toán 5,6
4 Mức độ an toàn, bảo mật 4,9
5 Giá cả dịch vụ (phí dịch vụ) 6,1
6 Thủ tục đơn giản, gọn nhẹ 7,0
7 Đánh giá về mức độ quan tâm, chăm sóc sau bán hàng 4,7
8 Mức độ hài lòng của KH 5,7
9 Đánh giá chung 5,3
Về các thông tin liên quan đến việc đánh giá chất lượng, sự đa dạng, mức độ hài lòng của người sử dụng đối với thẻ của BIDV được đánh giá chủ yếu ở mức từ 3-7 điểm, tức là thẻ của BIDV nhìn chung không bị đánh giá là tệ nhưng cũng chưa hẳn đã tốt, chưa thu hút được khách hàng, do đó mức độ gắn bó, tiếp tục sử dụng thẻ của BIDV trong tương lai gần là không mấy khả quan.
Cụ thể, điểm thấp nhất thuộc về các yếu tố như: mức độ đa dạng hóa sản phẩm, tiện ích; mức độ quan tâm, chăm sóc sau bán hàng; an toàn bảo mật. Các yếu tố có điểm thấp tiếp theo là giá cả dịch vụ; mức độ sẵn sàng phục vụ;
mức độ thuận lợi; trình độ nhân viên.
3.3. Đánh giá chung về phát triển thị trường thẻ ngân hàng tại BIDV trong thời gian qua
3.3.1. Kết quả đạt được
Trong những năm gần đây thị trường thẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng, đặc biệt giai đoạn từ 2008 đến nay, sự gia nhập vào thị trường ngày một đông và mức độ cạnh tranh càng gay gắt hơn. Tuy nhiên với sự nỗ lực trong việc phát triển thị trường thẻ của mình, BIDV đã giành được những kết quả đáng tự hào. Kết quả này thể hiện ở thứ tự xếp hạng của BIDV trên thị trường về các mặt của nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ, đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lưới thanh toán hiện đại.
Bảng 3.14: Thứ tự xếp hạng của BIDV trong hoạt động phát hành và phát triển mạng lưới thanh toán thẻ
stt Mảng hoạt động Thứ tự xếp hạng Cuối 2007 Cuối 2008 Cuối 2009 Cuối 2010 Cuối 2011 1 Tổng số thẻ đã phát hành 5 5 5 5 5
2 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa 5 5 5 5 5