Vai trò và lợi ích của thẻ ngân hàng

Một phần của tài liệu phát triển thị trường thẻ ngân hàng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 36 - 46)

- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi ích từ hoạt động kinh doanh thẻ ngân

2.1.3. Vai trò và lợi ích của thẻ ngân hàng

2.1.3.1. Vai trò của thẻ* Đối với nền kinh tế: * Đối với nền kinh tế:

Thanh toán bằng thẻ giúp loại bỏ một khối lượng tiền mặt rất lớn lẽ ra phải lưu chuyển trực tiếp trong lưu thông để thanh toán các khoản mua hàng, trả tiền dịch vụ. Loại hình thanh toán này cũng không đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ, do đó sẽ tiết kiệm được một khối lượng đáng kể về chi phí in ấn, chi

phí bảo quản, vận chuyển... Với hình thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp nhà nước quản lý nền kinh tế cả về vi mô và vĩ mô. Việc áp dụng công nghệ hiện đại của việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới.

* Đối với toàn xã hội:

Thẻ ngân hàng là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Thêm vào đó, chấp nhận thanh toán thẻ sẽ góp phần tạo môi trường thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, cải thiện môi trường văn minh thương mại và văn minh thanh toán, nâng cao hiểu biết của dân cư về các ứng dụng công nghệ tin học phục vụ đời sống. Hơn nữa thanh toán thẻ tạo điều kiện cho sự hoà nhập của quốc gia đó vào cộng đồng quốc tế và nâng cao hệ số an toàn xã hội trong lĩnh vực tiền tệ.

2.1.3.2. Lợi ích của thẻ ngân hàng * Đối với chủ thẻ:

- Tiện lợi: Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, để rút tiền mặt hoặc tiếp nhận một số dịch vụ ngân hàng tại các ĐVCNT, máy ATM, các TCTTT trong và ngoài nước. Khi dùng thẻ thanh toán, chủ thẻ có thể chi tiêu trước, trả tiền sau (đối với thẻ tín dụng), hoặc có thể thực hiện dịch vụ mua bán hàng hoá tại nhà...

- An toàn: Các loại thẻ thanh toán làm bằng công nghệ cao, chủ thẻ được cung cấp mã số cá nhân nên đảm bảo bí mật tuyệt đối, các khoản tiền được chuyển trực tiếp vào tài khoản nên tránh mất mát hoặc trộm cắp.

- Linh hoạt: Khi sử dụng thẻ tín dụng có thể giúp khách hàng điều chỉnh các khoản chi tiêu một cách hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định với hạn mức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu dùng, sinh hoạt cũng như sản xuất.

* Đối với các ĐVCNT:

- Chấp nhận thanh toán bằng thẻ góp phần làm cho nơi bán hàng trở nên văn minh, hiện đại, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch, thu hút được nhiều khách hàng đến với cửa hàng.

- Cung ứng dịch vụ có chấp nhận thanh toán thẻ sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn, do đó tăng doanh số, giảm chi phí bán hàng, tăng lợi nhuận.

- Các khoản tiền bán hàng được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng do đó an toàn và thuận tiện hơn trong quản lý tài chính kế toán.

* Đối với các tổ chức phát hành, thanh toán thẻ:

- Tổ chức phát hành thẻ: Tham gia phát hành thẻ, ngân hàng có thể đa dạng hoá các dịch vụ của mình, thu hút được những khách hàng mới làm quen với dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp, vừa giữ được những khách hàng cũ. Mặt khác, thông qua hoạt động phát hành, thanh toán thẻ ngân hàng có thể thu hút một nguồn vốn lớn để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn để kinh doanh và thu được các khoản phí, lãi do việc phát hành thẻ mang lại. Cũng thông qua đó, uy tín và danh tiếng của ngân hàng được nâng lên nhờ việc cung cấp các dịch vụ đầy đủ (full service).

- Tổ chức thanh toán thẻ: thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng mình, sử dụng các sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thông qua hoạt động thu phí chiết khấu đại lý từ hoạt động thanh toán đại lý. Qua đó cũng làm tăng uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế.

2.2. Phát triển thị trường thẻ ngân hàng

2.2.1. Quan niệm về phát triển thị trường thẻ ngân hàng

Động từ “phát triển” có nghĩa là biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Trong triết học, “phát triển” là phạm trù chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới, là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Phương thức phát triển là chuyển hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, và ngược lại. Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Phát triển thị trường thẻ là mở rộng cả về quy mô và nâng cao chất lượng của dịch vụ thẻ ngân hàng. Trước hết là mở rộng quy mô thị trường với thành phần tham gia là các TCPHT, TCTTT, ĐVCNT và người dùng thẻ với số lượng ngày càng tăng. Khi có nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh, buộc các ngân hàng phải đầu tư tìm kiếm các phân khúc thị trường khác nhau, từ đó có tác động khai thác các đối tượng khách hàng tiềm năng. Khi người tiêu dùng đã có tấm thẻ trong tay và có một môi trường chấp nhận thẻ tốt (ATM, các thiết bị chấp nhận thẻ tại các điểm

kinh doanh được lắp đặt phổ biến) thì sẽ làm thay đổi thói quen, khuyến khích thanh toán bằng thẻ thay vì sử dụng tiền mặt. Quan trọng hơn là chất lượng dịch vụ thẻ được quan tâm hoàn thiện, thoả mãn ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ. Cạnh tranh giữa các ngân hàng tham gia thị trường thẻ lúc này không chỉ đơn thuần về mở rộng số lượng thẻ phát hành, cạnh tranh về giá mà chuyển sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ.

Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, thẻ ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong số các dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại, đồng thời mang lại giá trị và lợi ích cho người tiêu dùng và toàn xã hội. Phát triển thị trường thẻ còn là phát triển thẻ ngân hàng nhằm mục tiêu đem lại hiệu quả trong kinh doanh cho các tổ chức tham gia phát hành, thanh toán thẻ, các đơn vị chấp nhận thẻ cũng như vì lợi ích của chủ thẻ, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

2.2.2. Cung, cầu và quy luật cung-cầu chi phối hoạt động của thị trường

Thẻ ngân hàng cũng là một loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng tuân theo quy luật cung – cầu trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.

Như A. Mashall nói, thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu. Cung và cầu là sự khái quát hóa hai lực lượng cơ bản của thị trường là người bán và người mua, người sản xuất và người tiêu dùng, của hai khâu trong quá trình tái sản xuất là sản xuất và tiêu dùng.

Sức cầu là hình thức biểu hiện của nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường được bảo đảm bằng khối lượng tiền tệ với giá cả nhất định. Nói cách khác cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Vì thế, giữa cầu và nhu cầu có mối liên hệ với nhau. Có thể có nhu cầu về hàng hóa, song nếu không có tiền đảm bảo theo giá cả nhất định của hàng hóa đó thì sẽ không xuất hiện cầu.

Cầu về thẻ ngân hàng hay cầu về hàng hóa phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa. Giữa giá cả và số lượng sản phẩm đưa ra thị trường để thỏa mãn nhu cầu có quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu số lượng sản phẩm đưa ra thị trường ngày càng tăng thì giá cả sản phẩm, hàng hóa đó ngày càng giảm xuống. Từ đó, giữa cầu và giá cả có mối liên hệ sau đây: Nếu giá cả hàng hóa thấp thì người mua sẽ mua một khối lượng hàng hóa nhiều hơn và ngược lại. Đường cầu được biểu

diễn như sau:

Hình 2.1. Đường cầu

Cầu về thẻ ngân hàng cũng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng các tiện ích, dịch vụ thanh toán của thẻ ngân hàng. Nếu nhu cầu sử dụng dịch vụ lớn thì có khả năng tăng cầu về thẻ và ngược lại. Vì nhu cầu của các chủ thể và cường độ nhu cầu của họ khác nhau, nên mỗi chủ thể thị trường cần phải biết sắp xếp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên sao cho với quy mô thu nhập nhất định có thể thỏa mãn nhu cầu cao nhất và có hiệu quả nhất.

Nhân tố khác ảnh hưởng tới cầu về thẻ là khả năng tiêu dùng của chủ thể thị trường. Đến lượt nó, khả năng tiêu dùng lại phụ thuộc không chỉ vào giá cả, mà còn phụ thuộc vào thu nhập của mỗi người. Sự biến đổi của thu nhập và giá cả hàng hóa tác động đến sự thay đổi của cầu, song theo các hướng khác nhau.

Cung là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các chủ doanh nghiệp (ở đây là ngân hàng) mang bán trên thị trường với giá cả nhất định. Giữa cung và sản xuất có mối liên hệ với nhau, song không phải là một.

Giữa cung và giá cả có mối quan hệ với nhau. Nhìn chung, khi giá cả hàng hóa tăng lên sẽ kích thích tăng sản xuất, do đó sẽ tăng cung. Vậy, quan hệ giữa giá cả và cung sẽ là: khi giá cả tăng lên, người bán sẽ đưa ra thị trường một khối lượng hàng hóa lớn hơn và ngược lại. Đường cung được biểu diễn như sau:

Giá cả P Đường cầu D Khối lượng sản phẩm Q Giá cả P Đường cung S Khối lượng sản phẩm Q

Hình 2.2. Đường cung

Cũng như cầu, cung cũng thay đổi dưới sự tác động của giá cả hàng hóa. Tuy vậy, nó có những đặc điểm khác biệt với cầu. Đối với cầu, khi giá cả thay đổi sẽ làm cho cầu thay đổi. Còn đối với cung, điều này chưa hẳn đã xảy ra. Sở dĩ như vậy là vì, ngoài tác động của giá cả hàng hóa, cung còn đồng thời phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác như thuộc tính giá trị sử dụng, tài phán đoán của ông chủ,…

Ngoài giá cả, nhân tố thu nhập cũng ảnh hưởng tới sự thay đổi của cung Nếu thu nhập thấp, thu không đủ bù chi, ngân hàng không thu được vốn,… sẽ làm cho cung thay đổi. Ngược lại nếu thu nhập cao, ngân hàng có lợi từ việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ thẻ, thì quy mô thị trường sẽ ngày càng mở rộng, tức là cung tăng.

Cung và cầu về hàng hóa, dịch vụ và giá cả thị trường của hàng hóa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa trên thị trường. Trong cơ chế thị trường, người mua đại diện cho sức cầu, người bán đại diện cho sức cung. Người mua muốn giá cả hàng hóa thấp, còn người bán muốn giá cả hàng hóa cao. Vì vậy, giá cả thị trường là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Giao điểm giá cả giữa người mua và người bán gọi là giá cả cân bằng. Ở điểm giá cả cân bằng, cung và cầu về số lượng hàng hóa cân bằng với nhau, hay số lượng sản phẩm, dịch vụ mà người mua muốn mua bằng số lượng sản phẩm mà người bán cần bán.

Từ đó, ta có đồ thị biểu diễn quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa

Hình 2.3. Cung cầu và giá cả cân bằng

Ở hình 2.3:

M - là điểm cân bằng P1 - là giá cả cân bằng Q1 - là sản lượng cân bằng

Cung và cầu luôn vận động, biến đổi trên thị trường. Mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu về số lượng hàng hóa với giá cả hình thành quy luật cung cầu. Quy luật này có tác dụng điều tiết sản xuất và tiêu dùng, biến đổi dung lượng và cơ cấu thị trường và quyết định giá cả thị trường.

2.2.3. Phát triển cung và cầu về thẻ ngân hàng

Phát triển cầu về thẻ ngân hàng:

Cầu về hàng hóa, dịch vụ là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Phát triển Cầu về thẻ ngân hàng tức là ngân hàng tiếp cận mở rộng đối tượng, phạm vi khách hàng mới của mình, có thể đó là khách hàng của đối thủ cạnh tranh, có thể là khách hàng tiềm năng -khách hàng không tiêu dùng tuyệt đối (đó là nhóm khách hàng mà trong mọi trường hợp đều không quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng vì những lý do khác nhau, như: giới tính, lứa tuổi, nơi cư trú,… hoặc các đặc trưng khác biệt khác);

Giá cả P

M

Phát triển Cầu cũng là việc nghiên cứu, tìm hiểu và khai thác các nhu cầu mà khách hàng cần được thỏa mãn nhưng vì lý do nào đó mà chưa được thỏa mãn, chẳng hạn như: các dịch vụ tiện ích, an toàn, tiết kiệm, hiện đại, thể hiện đẳng cấp,… khiến khách hàng có mong muốn tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của ngân hàng.

Phát triển Cầu gắn với việc ngân hàng có các biện pháp kích thích, khuyến khích các nhóm khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của mình, như là tăng cường công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm, ưu đãi, trợ giá, khuyến mại,…

Khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng (chủ thẻ) là những cá nhân hoặc tổ chức được TCPHT cung cấp thẻ để sử dụng. Mỗi chủ thẻ chính có thể phát hành thêm thẻ phụ, cả thẻ chính và thẻ phụ cùng chi tiêu chung một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng đối với TCPHT. Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT, các điểm ứng tiền mặt thuộc hệ thống các TCPHT hoặc thực hiện các giao dịch tại ATM. Đối với thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo quy định của từng TCPHT, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê thông báo chi tiết các giao dịch chi tiêu sử dụng thẻ của chủ thẻ trong kỳ sao kê, số dư nợ cuối kỳ, ngày đến hạn thanh toán cũng như số tiền thanh toán tối thiểu mà khách hàng phải thanh toán trong kỳ cho TCPHT, các thông báo liên quan đến việc sử dụng thẻ. Căn cứ vào các thông tin trên sao kê, nếu không có gì thắc mắc, chủ thẻ sẽ thực hiện việc thanh toán sao kê cho TCPHT, ngược lại chủ thẻ có quyền khiếu nại đối với các thông tin, các giao dịch không chính xác hoặc không thực hiện, gửi tới TCPHT yêu cầu được giải đáp.

Phát triển cung về thẻ ngân hàng:

Cũng tương tự như cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nói chung thì Cung về thẻ ngân hàng là số lượng các sản phẩm, dịchh vụ thẻ mà người bán ở đây là ngân hàng có khả năng và sẵn sàng bán/cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu như việc phát triển Cầu là tác động từ phía khách hàng, kích thích nhu cầu tiêu dùng của họ, thì phát triển Cung là việc ngân hàng tìm hướng và biện pháp để làm ra các sản phẩm, dịch vụ của mình cung ứng vào thị trường.

2.2.4. Phát triển thể chế hoạt động thị trường thẻ ngân hàng

Thị trường thẻ với sự tham gia của các thể chế cơ bản như: tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, tổ chức thẻ quốc tế và chủ thẻ. Phát triển thể chế thị trường là gia tăng các chủ thể tham gia vào hoạt động của thị trường thẻ.

Đơn vị chấp nhận thẻ: Là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng

Một phần của tài liệu phát triển thị trường thẻ ngân hàng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w