Việc sử dụng thẻ để thanh toán còn chưa nhiều, chủ yếu để rút tiền mặt

Một phần của tài liệu phát triển thị trường thẻ ngân hàng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi ích từ hoạt động kinh doanh thẻ ngân

3.3.2.5. Việc sử dụng thẻ để thanh toán còn chưa nhiều, chủ yếu để rút tiền mặt

thẻ ghi nợ nội địa. Trong khi đó, chi phí đầu tư ban đầu mà ngân hàng bỏ ra để kinh doanh thẻ là rất lớn. Để bảo đảm ATM có tính năng là “máy rút tiền mặt” như hiện nay, ngoài chi phí trang bị máy, lắp đặt cơ sở, trang thiết bị ban đầu, còn phải chi phí các khoản như duy tu, bảo dưỡng, an ninh, vận chuyển tiền, tiền thuê địa điểm đặt máy… Hơn nữa, ngân hàng luôn phải duy trì một lượng tiền mặt không giao dịch, “tiền chết” rất lớn trong các máy ATM nhằm bảo đảm phục vụ nhu cầu rút tiền mặt 24/24h của khách hàng. Nếu không thu phí rút tiền tại ATM, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của các ngân hàng luôn bị thua lỗ.

Thực tế có hiện tượng BIDV chạy đua hạ mức phí chiết khấu cho các ĐVCNT khiến cho việc phát triển mạng lưới POS không có hiệu quả do BIDV không có nguồn thu đủ để bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân sự làm công tác phát triển ĐVCNT. Hiện nay, ngân hàng vẫn chỉ tập trung vào một nhóm các ĐVCNT nhất định mà không nghiên cứu mở rộng, phát triển thêm các đơn vị mới, dẫn đến tình trạng tại một ĐVCNT có nhiều POS (POS của BIDV và của cả các ngân hàng khác), kéo theo tỷ lệ sử dụng POS không cao, đồng thời gây lãng phí nguồn lực. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ phá vỡ sự phát triển bền vững của thị trường thẻ và gây khó khăn cho việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT.

3.3.2.5. Việc sử dụng thẻ để thanh toán còn chưa nhiều, chủ yếu để rúttiền mặttiền mặt tiền mặt

Thanh toán bằng thẻ hiện nay còn chưa phổ biến, hầu hết các giao dịch dùng thẻ là để rút tiền mặt từ các máy ATM. Đó là thực trạng chung đối với vấn đề sử dụng thẻ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

Bảng 3.16: Tỷ trọng về số lượng và giá trị giao dịch rút tiền mặt và giao dịch thanh toán

Rút tiền mặt Thanh toán Rút tiền mặt Thanh toán 1 2007 92,05 7,95 42,14 57,86 2 2008 92,27 7,73 35,83 64,17 3 2009 87,99 12,01 36,58 63,42 4 2010 89,63 10,37 30,71 69,29 5 2011 77,81 22,19 30,50 69,50 Nguồn:[12],[13],[14],[15].

Giao dịch rút tiền mặt chiếm khoảng trên dưới 90% về số lượng và trên 30% về giá trị trong tổng số các giao dịch sử dụng thẻ. Trong khi đó, giao dịch thanh toán mặc dù có giá trị chiếm áp đảo trong tổng giá trị giao dịch thẻ nhưng số lượng chưa nhiều, đến năm 2011 mới chiếm trên 22%. Đối với một phương tiện thanh toán hiện đại và phù hợp với việc thanh toán chi tiêu cá nhân như thẻ thì việc sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt là một sự lãng phí và thực chất chưa phát huy được ưu thế của sản phẩm thanh toán này.

Mức độ sử dụng thẻ nội địa qua POS tại các đơn vị chấp nhận thẻ bình quân còn ở mức thấp. Theo đánh giá của BIDV, tỷ lệ thanh toán bằng thẻ ngân hàng chỉ đạt chưa đến 5% doanh số bán hàng của các ĐVCNT và doanh số thanh toán tại các đơn vị này chưa đến 0,5% tổng doanh số sử dụng thẻ nội địa. Do đó việc thanh toán qua POS chưa trở thành thói quen trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ của đại bộ phận người dân.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường thẻ ngân hàng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w