Ba giai đoạn phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển thị trường thẻ ngân hàng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 28 - 33)

- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi ích từ hoạt động kinh doanh thẻ ngân

2.1.1.2. Ba giai đoạn phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam

So với lịch sử phát triển của hoạt động thanh toán thẻ trên thế giới thì hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam còn non trẻ, với ba giai đoạn phát triển khác nhau:

Giai đoạn 1994-1999 có thể xem như giai đoạn thử nghiệm trong ngành

dịch vụ thẻ, với khá nhiều dự án thử nghiệm, trước tiên đó là sự thử nghiệm phát hành thẻ điện tử SmartCard của Vietcombank. Sự thử nghiệm đầu tiên này đã đưa đến bài học là phương tiện thẻ cho dù hiện đại với các tính năng vượt trội về bảo mật, nhưng nếu bị giới hạn bởi khả năng chấp nhận trong

thanh toán thì cũng khó có cơ hội phát triển rộng rãi. Thẻ từ tính sau đó được đưa vào lưu thông thay thế cho thẻ điện tử dưới sự trợ giúp của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, Amex,… dưới hình thức thẻ tín dụng quốc tế, đã hứa hẹn thành công với số lượng phát hành hạn chế trong một số nhóm đối tượng khách hàng.

Một số dự án khác cũng bất thành trong giai đoạn này là mở tài khoản cá nhân và trả lương qua tài khoản- một đề xuất khá vội vã trong điều kiện cơ sở hạ tầng để cung cấp dịch vụ cho các chủ tài khoản cá nhân, kể cả dịch vụ thẻ hầu như chưa có. Vì vậy mà việc mở tài khoản cá nhân ở một số nơi đã trở thành hình thức và phần lớn các tài khoản được mở theo phong trào này đã ngừng hoạt động sau một thời gian ngắn.

Cơ sở pháp lý chính thức cho hoạt động này cũng hầu như chưa có mà chỉ dừng ở mức độ “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ. Với sự chấp thuận của NHNNVN, các ngân hàng phát hành thẻ thí điểm tự xây dựng quy chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ để thiết lập quan hệ giữa ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán và người sử dụng thẻ. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ lúc bấy giờ còn rất sơ khai, chỉ có 2 chiếc máy ATM của Vietcombank phục vụ cho mục đích rút tiền mặt và chưa có bất kỳ một thiết bị ngoại vi nào khác. Do vậy, trong vòng 4 năm từ 1996 đến 1999, tổng số lượng thẻ phát hành mới chỉ đạt 8.000 thẻ với doanh số thanh toán chủ thẻ đạt gần 300 tỷ đồng. Năm 1996, Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam được thành lập với 4 thành viên sáng lập bao gồm: Vietcombank, ACB, Eximbank và FirstVinabank, bước đầu khẳng định quyết tâm và kỳ vọng phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam.

Giai đoạn 1999-2006 được đánh dấu bằng việc ra đời Quyết định số

371/1999/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng. Đây được coi là viên gạch đầu tiên về cơ sở pháp lý mà toàn bộ ngành dịch vụ thẻ trong những năm sau đó dựa vào để phát triển. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ được quy định rõ ràng. Việc phát hành thẻ chỉ giới hạn trong số các NHTM, còn NHNNVN chịu trách nhiệm xem xét và cấp phép cho các ngân hàng phát hành thẻ.

Thị trường thẻ phát triển khá nhanh sau năm 1999. Từ chỗ chỉ có 2 NHTM phát hành thẻ thí điểm vào năm 1999, tới cuối 2006 đã có 17 ngân

hàng phát hành thẻ (trong đó 6 ngân hàng đã phát hành thẻ quốc tế) và trên 20 ngân hàng đại lý thanh toán thẻ; các ngân hàng này gồm nhiều loại hình: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng phát hành thẻ không ngừng nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ thẻ như mạng lưới ATM, thiết bị ngoại vi lắp đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ…. Tới cuối 2006, toàn thị trường có khoảng gần 2.500 ATM (từ chỗ chỉ có 2 máy vào cuối năm 1999), với hơn 14.000 đơn vị chấp nhận thẻ.

Số lượng thẻ phát hành và doanh số giao dịch bằng thẻ tăng nhanh trong thời gian này xét về giá trị tương đối, với tốc độ trung bình 300%/năm về số lượng phát hành và hơn 200%/năm đối với doanh số giao dịch bằng thẻ. Cuối 2006 đã có 3,5 triệu thẻ được lưu hành ngoài thị trường.

Các dịch vụ gia tăng đi kèm với thẻ cũng ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần tích cực vào việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Thẻ ngân hàng không chỉ đơn thuần là một phương tiện dùng để rút tiền mặt, mà đã mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích khác như vấn tin số dư, in sao kê tài khoản, chuyển khoản, mua hàng hóa và dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, trả phí định kỳ đối với các khoản thanh toán thường xuyên như đóng bảo hiểm, cước điện thoại,… Các ngân hàng phát hành đều nỗ lực tăng tiện ích đối với dịch vụ thẻ, một số ngân hàng còn có các chương trình khuyến mại đặc biệt như miễn phí phát hành thẻ, phát hành thẻ dự thưởng,… nhằm phát triển dịch vụ thẻ, tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng trên thị trường.

Tuy nhiên, cũng do điểm khởi đầu thấp, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tỷ trọng thanh toán bằng thẻ so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác vẫn còn ở mức rất khiêm tốn (3,67% về số lượng giao dịch và 0,73% về giá trị giao dịch vào cuối giai đoạn); số lượng thẻ phát hành là thấp hơn nhiều so với tiềm năng thực tế (theo kết quả khảo sát của Tổ chức thẻ Visa tại Việt Nam, có khoảng 9,5 triệu khách hàng tiềm năng tại thị trường Việt Nam).

Một điểm nhấn nữa trên thị trường thẻ thời gian này là sự ra đời của các liên minh chuyển mạch và thanh toán bù trừ thẻ ngân hàng. Khi đã có nhiều ngân hàng cùng tham gia thị trường thẻ, nhu cầu chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thanh toán thẻ là một tất yếu, nhằm ba mục tiêu: (i) Khai thác tối

đa cơ sở hạ tầng sẵn có, theo đó các ngân hàng sở hữu hệ thống hạ tầng này có thể có thêm nguồn thu từ những ngân hàng sử dụng chung hệ thống của mình; (ii) cho phép sự tham gia thị trường thẻ của những ngân hàng nhỏ chưa có kinh nghiệm và cũng chưa đủ tiềm năng đầu tư vào hệ thống kỹ thuật tốn kém; (iii) mở rộng phạm vi, tầm ảnh hưởng của các ngân hàng chủ trì, trên cơ sở chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các thành viên của liên minh.

Thực tế đã có tới 4 liên minh ra đời một cách tự phát: (1) Liên minh thẻ của Vietcombank; (2) Liên minh của NH Công thương Việt Nam (ICB), NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD) với một số ngân hàng và tổ chức khác, với việc thành lập Công ty Cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (BanknetVN); (3) Liên minh của NHTMCP Đông Á, NHTMCP Sài Gòn Công thương và NH phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long; (4) Liên minh thẻ NHTMCP Sài Gòn Thương tín và ANZ. Mặc dù hệ thống thẻ của các liên minh này không kết nối với nhau, trong nội bộ từng liên minh cũng phát sinh không ít vấn đề. Tuy nhiên, sự ra đời của các liên minh này đã là động lực khiến cho thị trường thẻ trở nên sôi động hơn, với số lượng ngày càng đông đảo các ngân hàng phát hành thẻ, kể cả những ngân hàng vốn nhỏ. Vì thế, người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn cho mình loại thẻ ưng ý.

Giai đoạn sau năm 2006 tới nay, khởi đầu bằng sự kiện Việt Nam chính

thức gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng là năm đánh dấu bước đột phá trong thị trường thẻ Việt Nam. Nắm bắt được thời cơ và thách thức khi bước vào quá trình hội nhập sâu rộng, các ngân hàng bắt đầu chú trọng hơn vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ cho phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là thị trường thẻ nội địa. Song song với đó, NHNNVN- cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh toán đã nỗ lực nghiên cứu, xây dựng cơ sở pháp lý về hoạt động thẻ phù hợp hơn nhằm khuyến khích mở rộng thị trường thẻ tại Việt Nam nói riêng và thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nói chung.

Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNNVN đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng thay thế Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 của Thống đốc NHNNVN ban hành Quy chế phát hành, sử dụng

và thanh toán thẻ ngân hàng, trong đó phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh đã linh hoạt hơn. Ngoài hai loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng còn có thêm loại hình thẻ trả trước được quy định trong quy chế mới này. Bên cạnh việc ngân hàng là tổ chức mặc định được thực hiện dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ nếu đáp ứng được những nguyên tắc và điều kiện được quy định, TCTD phi ngân hàng, TCTD hợp tác, tổ chức khác không phải là TCTD cũng có thể phát hành thẻ khi các tổ chức này được phép hoạt động ngân hàng. Sự đổi mới trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành thẻ được đánh dấu bằng quy định chuyển từ việc tiền kiểm (cấp phép) sang việc hậu kiểm (kiểm tra, thanh tra các điều kiện trong quá trình thực hiện hoạt động phát hành thẻ) và để giảm bớt các thủ tục cấp các giấy phép con cho dịch vụ thẻ. Hành lang pháp lý trở nên thông thoáng hơn cho hoạt động thẻ, mà vẫn đảm bảo tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ theo đúng định hướng và có quản lý của NHNNVN.

Hàng loạt giải pháp đồng bộ để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và lĩnh vực thẻ ngân hàng nói riêng đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 30/12/2006 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020, trong đó có hai Đề án có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường dịch vụ thẻ ngân hàng, đó là: Đề án trả lương qua tài khoản và Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.

Một xu thế tất yếu sau một quá trình liên minh tự phát là các thành viên thị trường đều nhận thấy giới hạn của hệ thống hiện hành và mong muốn vượt qua giới hạn đó để tiến tới một phạm vi hoạt động rộng hơn và hiệu quả hơn trong dịch vụ thẻ. Các liên minh đều có xu hướng thành lập nên những tổ chức độc lập để chuyên môn hóa khâu xử lý chuyển mạch và thanh toán bù trừ. Smartlink thành lập và đại diện cho liên minh do Vietcombank chủ trì, cũng tương tự như vậy với sự ra đời của VNBC đại diện cho liên minh của NHTMCP Đông Á, cùng với BanknetVN đã thành lập ở giai đoạn trước, tạo nên một bức tranh khá hoàn chỉnh về thị trường chuyển mạch. Sự hợp tác liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ chuyển mạch thẻ ngân hàng với mục tiêu phát triển trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất trên toàn quốc có khả năng kết nối toàn bộ các ATM và POS được thúc đẩy dưới sự chỉ đạo của NHNNVN. Sự ra đời của liên minh thẻ thống nhất thực sự là nền tảng để mở

rộng phạm vi thanh toán liên mạng ra toàn quốc và việc sử dụng thẻ sẽ trở nên hết sức thuận tiện.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường thẻ ngân hàng của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w