Giai đoạn từ 1993 đến

Một phần của tài liệu Pháp luật về giá đất từ thực tiễn áp dụng tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 25 - 26)

Nhận thấy Luật Đất đai 1987 có nhiều bất cập trong quá trình thi hành, ngày 14/7/1993, Quốc hội khố IX thơng qua Luật đất đai 1993, đã đánh dấu một bước phát triển mới trong các quy định về đất đai nói chung và các quy định về giá đất nói riêng; lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật đất đai đề cập đến vấn đề giá đất một cách trực tiếp nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với đối tượng sử dụng đất.

Tại Điều 12 Luật Đất đai 1993 (Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2001) có quy định: “Chính phủ quy định khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian và nguyên tắc, phương pháp xác

định giá các loại đất. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá các loại đất phù hợp thực tế tại địa phương để tính thuế chuyển QSDĐ. Tiền thuế đất, lệ phí trước bạ, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”. Để thực hiện Điều 12 Luật Đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/CP ngày 17/08/1994 về khung giá các loại đất. các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng bảng giá đất theo Nghị định số 87/CP ngày 17/08/1994, một số tỉnh đã điều chỉnh kịp thời bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Với những quy định mới trong Luật Đất đai 1993, Nhà nước ta đã chính thức thừa nhận đất đai cũng có giá. Các quy định này đã tạo tiền đề cho sự ra đời và vận hành thị trường BĐS hay cụ thể là thị trường QSDĐ. Tuy nhiên, thực tế áp dụng các quy định về giá đất trong thời kỳ này vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với những nơi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của các hộ nơng dân có đất bị thu hồi.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giá đất từ thực tiễn áp dụng tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)