Pháp luật về giá đất của Đài Loan

Một phần của tài liệu Pháp luật về giá đất từ thực tiễn áp dụng tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 31 - 32)

Trước hết có thể nhận xét, chế độ sở hữu đất đai và cách tiếp cách tiếp cận của pháp luật về chế độ sở hữu đất đai của Đài Loan có điểm tương tự Việt Nam. Luật chiếm giữ đất đai của Đài Loan quy định “Toàn bộ đất đai

trong lãnh thổ Đài Loan thuộc về toàn dân. Quyền sở hữu tư nhân về đất đai, do người dân chiếm giữ được bảo vệ và hạn chế theo quy định của pháp luật. Đất thuộc sở hữu tư nhân bị đánh thuế theo giá trị của đất và Nhà nước có thể mua đất đó theo giá trị phù hợp với giá trị của đất”.

Theo đó, có thể hiểu rằng sở hữu tư nhân về đất đai ở Đài Loan là một loại sở hữu đặc biệt, được quy định cụ thể trong pháp luật nhưng về bản chất thì đất đai thuộc sở hữu của tồn dân, giá trị của đất đai được áp dụng chính xác để áp dụng tính thuế cũng như giá đất khi Nhà nước có nhu cầu mua lại.

Theo Luật chiếm giữ đất đai của Đài Loan, việc áp dụng giá BĐS được thực hiện riêng biệt và có sự phân biệt giữa đất đai và tài sản gắn liền trên đất. Theo đó, giá trị bồi thường đất đai được tính theo giá trị đất tại thời điểm lấy đất đó cịn giá trị bồi thường về cơng trình xây dựng trên đất được tính theo giá của cơng trình xây dựng thay thế với điều kiện tương đương [1].

Chính quyền địa phương là cơ quan có trách nhiệm thường xuyên trong việc khảo sát xác định giá đất. Ngồi ra, việc thu thập thơng tiên giá đất, đề xuất giá đất và lập bản đồ giá đất để chính quyền địa phương xem xét do các sở định giá đất giúp đỡ thực hiện. Các nhiệm vụ như xem xét, phê duyệt, quy định về giá đất, điều chỉnh giá đất được thực hiện bởi Ủy ban định giá đất do chính quyền cấp tỉnh thành lập và do chính quyền địa phương đề xuất. Ngoài ra, cơ quan này cịn có nhiệm vụ xem xét việc chiếm giữ đất đai, giá trị bồi thường đối với vùng đất bị chiếm giữ…

Nhìn chung, quy định của pháp luật đất đai ở Đài Loan về cơ chế chiếm giữ đất để sử dụng vào mục đích cơng cộng, định giá đất hàng năm và điều chỉnh tăng giá đất để tính bồi thường có nhiều nét tương đồng với hệ

thống pháp luật đất đai hiện hành ở Việt Nam. Điểm khác biệt quan trọng nhất là cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất phù hợp với giá thị trường, giá trị bồi thường là một ủy ban định giá đất gồm nhiều thành viên quyết định, không phải di cơ quan hành chính quyết định [31, tr. 1]. Một vấn đề lưu ý về cơ quan định giá đất là cơ quan quản lí chun mơn về giá đất ở các địa phương làm việc độc lập với cơ quan quản lý tài chính và cơ quan quản lý đất đai ở các địa phương này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giá đất từ thực tiễn áp dụng tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)