Luật Đất đai 2013 đã hiệu lực từ ngày 01/07/2014 gồm 14 chương với 212 điều, tăng 07 chương, 66 điều so với Luật đất đai cũ năm 2003. Luật Đất đai 2013 đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay . Luật Đất đai 2013 đã thể chế hoá đầy đủ những quan điểm, định hướng của Đảng trong lĩnh vực đất đai, cồng thời giải quyết được những vướng mắc, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Cùng với sự ra đời của Luật Đất đai 2013, một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành cũng được ban hành gồm: (1) Nghị định số 44/2014/NĐ-CP có quy định về việc xây dựng và ban hành quy định về bảng giá đất; (2) Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất. Luật quy định khung giá đất do Chính phủ ban hành, định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ; bỏ quy định việc công bố bảng giá đất vào ngày 01/01 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện hành; (3) Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất,
định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất; (4) Các quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành bảng giá đất tại địa phương,...
So với pháp luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành trước đó, các văn bản pháp luật quy định về giá đất theo Luật đất đai 2013 đã tạo ra một hành lang pháp lí trong các vấn đề về đất đai. Luật đã tiếp cận và thể hiện đầy đủ về vấn đề tài chính đất đai theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó, pháp luật đã đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, quyền lợi của Nhà nước, chủ đầu tư và đảm bảo ổn định xã hội; phù hợp với q trình thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luật đất đai 2013 đã tạo ra hành lang cụ thể về giá đất, trong đó quy định khung giá đất do Chính phủ ban hành , định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiê ̣n kh ung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp. Căn cứ vào khung giá đất do Chính phủ ban hành UBND cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thông qua bảng giá đất trước khi ban hành . Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ . Trong thời gian thực hiê ̣n bảng giá đất , khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoă ̣c giá đất phở biến trên thi ̣ trường.
Nói tóm lại, các quy định pháp luật về giá đất luôn là một vấn đề quan trọng và phức tạp trong quản lí nhà nước về đất đai. Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.