Giai đoạn từ 2003 đến

Một phần của tài liệu Pháp luật về giá đất từ thực tiễn áp dụng tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

Ngày 26/11/2003, Quốc hội thông qua Luật Đất đai 2003, đây được coi là một bước tiến vượt bậc trong q trình xây dựng pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về giá đất nói riêng ở nước ta. Các quy định về giá đất được ghi nhận rõ ràng, cụ thể trong Luật và một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đi kèm như: Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại (Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 123/2007/NĐ-CP); Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP và Nghị định 123/2007/NĐ-CP; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08/01/2010 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các quyết định của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến quy định về giá đất,...

Luật Đất đai năm 2003 tạo ra những bước đột phá, mang lại một diện mạo mới trong quản lý và sử dụng đất. Luật cùng với các văn bản hướng dẫn

thi hành Luật đã thúc đẩy sử dụng tài nguyên đất ngày càng tiết kiệm và hiệu quả. Công tác tài chính về đất và giá đất từng bước được hoàn thiện theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, tạo nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, pháp luật thừa nhận có hai loại giá đất cùng tồn tại, đó là giá đất hình thành trên thị trường và giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá thị trường, để thực hiện chức năng quản lí Nhà nước và đảm bảo sự vận hành của thị trường BĐS. Thị trường BĐS, trong đó có QSDĐ, đã từng bước được hình thành và hoạt động ngày càng minh bạch, hiệu quả hơn, huy động được nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước đã tạo nguồn cung về đất đai cho thị trường sơ cấp thông qua việc lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá. Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được đẩy mạnh, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các giao dịch về đất đai và tài sản gắn liền với đất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giá đất từ thực tiễn áp dụng tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)