Tính đặc thù của chính sách đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số cơ sở chính trị để

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 27 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS

1.1.4. Tính đặc thù của chính sách đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số cơ sở chính trị để

cơ sở chính trị để hình thành khung pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

1.1.4.1. Đảm bảo phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số thơng qua chính sách ưu tiên nâng cao quyền tiếp cận đất đai

Luật Đất đai năm 2013, đặc biệt là Điều 27 quy định rõ: Nhà nước cần có các chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; chính sách phải tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có đất để trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nơng thơn; các chính sách được Quốc hội thông qua tích hợp vào Nghị quyết số 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng

28

đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2025:“Hồn thành cơ bản cơng tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90%

số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xơi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào”; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 755/QĐ - TTg ngày 20 tháng 05 năm 2013 về việc Phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 đã nêu rõ mục tiêu: giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất. Hoàn thành các dự án định canh định cư tập trung theo kế hoạch được duyệt để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào DTTS du canh, du cư còn lại theo tinh thần của Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-UBDT hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 – 2020; trong đó, quy định rõ đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Là hộ đồng bào DTTS (kể cả vợ hoặc chồng là người DTTS) ở các thôn, xã thuộc vùng DTTS và miền núi; các hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thơn, bản, bn, làng, ấp, phun, sóc, xóm… (thơn) đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, các hộ có tên trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các hộ sinh sống bằng nghề nơng, lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức đất bình quân chung do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy

29

định; các hộ thiếu nước sinh hoạt, chưa được hưởng các chính sách của Nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt…

Những quy định trên thể hiện chính sách ưu đãi đặc thù của Quốc hội, Chính phủ dành cho đồng bào các DTTS giúp họ tiếp cận quyền về đất đai, ổn định cuộc sống, phát triển bền vững, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, giữa các DTTS trên cả nước và đóng góp cho phát triển KT-XH, an ninh quốc phịng của quốc gia; là một hướng mới có thể giải quyết được thấu đáo những hạn chế đang tồn tại trong chính sách đất đai dành cho người DTTS.

1.1.4.2. Việc ban hành các chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số cần xem xét đến yếu tố tập quán, văn hóa sử dụng đất của đồng bào

Đa số các DTTS có mối quan hệ và liên kết đặc biệt với địa bàn, lãnh thổ khu vực đất đai và thiên nhiên xung quanh nơi họ sinh sống; những mối quan hệ này vượt lên trên các quan hệ về lợi ích kinh tế đơn thuần, vươn tới sự kết giao về văn hóa và tinh thần; được kế thừa và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đến nay, các DTTS vẫn tiếp tục gìn giữ một niềm tin rằng: “Đất là thiêng liêng, đất là sự sống”; là một dạng biểu đạt của một hình thái xã hội trọn vẹn. Sự thiêng liêng của đất được thể hiện qua các vị thần và linh hồn trong đất cũng như trong các nguồn tài nguyên cần thiết mà đất ban phát cho sự tồn tại của con người [29]; sống, lao động và nuôi dưỡng đất đai với sự quản lý và bảo đảm về quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình, làng, bản, cộng đồng là chìa khóa để người DTTS sống và tồn tại một cách trọn vẹn. Mất đi quyền sử dụng và sở hữu về đất đai thì người DTTS sẽ mất bản sắc dân tộc và mất đi sự ràng buộc thiêng liêng với thiên nhiên. Thừa nhận và thực hiện quyền sử dụng đất bằng pháp luật theo truyền thống và phong tục là một nền tảng cơ bản cho sự phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa của các DTTS. Là động lực thúc đẩy việc làm chủ cuộc sống của người DTTS theo yếu tố tập quán, văn hoá sử dụng đất, biểu đạt cho quyền tự quyết định vận mệnh của một tộc người. Đây chính là sự thực thi quyền và phát triển văn hóa cho các tộc người trong việc sử dụng đất đai.

Cộng đồng dân tộc Ba-na, Gia-rai có truyền thống quản lý đất đai theo cộng đồng lâu đời, được chia địa phận là theo làng của người dân tộc Ba-na, Gia-rai sinh sống do chủ làng đứng đầu cùng với hội đồng già làng quyết định về diện tích đất

30

có ranh giới, bao gồm đất ở, đất rừng, nguồn nước, sông, suối... để đảm bảo điều kiện sinh hoạt chủ yếu của bộ tộc trong làng là nguồn nước và đất canh tác. Người dân trong làng được phép lựa chọn một mảnh rừng để canh tác nương rẫy hoặc khai phát ruộng nước. Đặc biệt, theo luật tục của họ thì người nào đánh dấu một khu rừng, hoặc một cây rừng đầu tiên thì người đó có quyền sở hữu mảnh rừng và cây ấy, người khác không được quyền xâm phạm. Đối với đất để làm ruộng trồng lúa nước thì quyền sở hữu thửa ruộng thuộc về người khai phát đầu tiên và con cháu của họ được quyền thừa kế. Về diện tích đất canh tác nương rẫy hiện nay là sở hữu của từng dòng họ. Quyền sở hữu truyền thống của người Gia-rai dựa trên cơ sở mẫu hệ, do người phụ nữ là chủ đất được trao quyền sử dụng đất từ đời này sang đời khác mà khơng được xác định bằng văn bản nhưng nó được thừa nhận trong ký ức của cá nhân và cộng đồng.

Người Dân tộc Thái có phương thức quản lý đất đai theo xã và bản, người dân được phép mở rộng diện tích canh tác, thúc đẩy mọi người đầu tư vào đất, giao lại đất ruộng trồng lúa nước theo định kỳ với phương thức tự do tiếp cận tạo nên công bằng cho các hộ gia đình người dân tộc Thái tham gia sản xuất lương thực, đảm bảo có thu nhập riêng.

Các dân tộc ở Tây Nguyên phần lớn họ sống khá biệt lập, tự cung, tự cấp xây dựng nhà ở là bê tông xi măng, nhất mực nghe phân xử quyết đáp của già làng và bước đầu các bộ tộc ở khu vực này cũng đã am hiểu sử dụng các quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất; một số tập quán diễn ra khá phổ biến như đổi công đặc biệt trong những công việc sản xuất lúa, xây dựng nhà, quản lý và bảo vệ rừng…

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về đất cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho người DTTS, nhưng đến thời điểm hiện tại thì chưa có một điều luật nào chính thức cơng nhận quyền sử dụng đối với đất đai và các nguồn tài nguyên khác dựa trên phong tục tập qn của người DTTS. Chính vì vậy, trong thời gian tới, để phục vụ cho sự phát triển bền vững của quốc gia, sự ổn định dân cư của đồng bào các DTTS, các chính sách do Nhà nước ban hành về đất ở, đất SXNN cho đồng bào các DTTS cần xem xét, tính tốn ở góc độ văn hóa, phong tục, tập quán trong việc sử dụng đất của đồng bào DTTS.

31

1.2. Các quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)