Thực tiễn thực hiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Khái lược về các dân tộc thiểu số đang cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và chính sách đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh và chính sách đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1.1. Khái quát về các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi có trên 25 DTTS sinh sống, trong đó có 04 dân tộc chính là Hrê có 102.960 người, chiếm 8,5%; Cor có 22.760 người, chiếm 1,9%; dân tộc Xơ Ðăng có 11.696 người, chiếm 0,98%; dân tộc Thái có 6 người; dân tộc Nùng có 14 người; dân tộc Tày có 99 người; dân tộc Hoa có 230 người; dân tộc Mường có 67 người; dân tộc Dao có 11 người; dân tộc Ngái có 21 người; dân tộc Gia Rai có 6 người; dân tộc Êđê có 23 người; dân tộc Ba Na có 10 người; dân tộc Chăm có 22 người; Răglay có 4 người; dân tộc Tà Ơi có 4 người; dân tộc SiLa có 4 người; dân tộc Chứt có 5 người và dân tộc Kinh có 1.052.184 người, chiếm 88,4%. Đồng bào DTTS của tỉnh có 51.324 hộ với 194.369 khẩu, chiếm 14,90% dân số toàn tỉnh, hầu hết cư trú, tập trung ở các huyện, thành phố có nhiều khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh [17]. Trình độ dân trí của đồng bào DTTS tỉnh từ năm 2016 - 2020, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã tuyển sinh được 51.986 học sinh, sinh viên; trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp là 14.392 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 37.594 người. Số HS-SV đã tốt nghiệp là 47.280 người; HS-SV tốt nghiệp đạt trình

74

độ cao đẳng, trung cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm khoảng 85% [24]. Số lượng trẻ em người DTTS trong độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo tham gia lớp đạt số lượng năm sau cao hơn năm trước; Số lượng học sinh tiểu học đạt 100%, hồn thành chương trình tiểu học đạt trên 98%. 100% trẻ em người DTTS được học tiếng Việt theo độ tuổi; chất lượng mơn tiếng Việt dạy cho học sinh DTTS hồn thành đạt tỷ lệ 95,76% cao hơn năm học 2015-2016 là 43% [25].

Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có truyền thống u nước, đồn kết gắn bó và một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ; kiên cường, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đã làm nên các cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi mở đầu cho phong trào đồng khởi ở miền Nam, góp phần viết nên những trang sử hào hùng, vẻ vang của quê hương Quảng Ngãi và dân tộc Việt Nam.

Trong lao động sản xuất và đời sống, đồng bào các DTTS trong tỉnh ln cần cù, chịu khó, sáng tạo; kiên trì, bền bỉ vượt qua khó khăn thách thức để tồn tại và phát triển; mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng đã tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Thu nhập bình quân của hộ DTTS năm 2018 ước đạt 24 triệu đồng/người/năm. Đến cuối năm 2018 tồn tỉnh có 33.381 hộ nghèo (tỷ lệ 9,39%); trong đó hộ nghèo DTTS là 18.228 hộ (tỷ lệ 54,61%). Riêng, 06 huyện miền núi cuối năm 2018 có 19.633 hộ nghèo (tỷ lệ 31,44%). Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới là 98,7%; Tỷ lệ hộ có phương tiện nghe, nhìn là 90%; Tỷ lệ hộ có thẻ bảo hiểm y tế là 89%, trong đó số hộ DTTS đạt trên 90% [16].

Hiện nay, 100% xã ở vùng DTTS có đường ơ tơ đến trung tâm xã thông suốt 4 mùa, tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các cơng trình sửa chữa, nâng cấp, mở rộng nền mặt đường và thoát nước trên các tuyến về các huyện miền núi. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các huyện miền núi ngày càng được tăng cường, phục vụ tốt nhu cầu đi lại và lưu thơng hàng hóa của Nhân dân, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn các huyện miền núi.

2.2.1.2. Các chính sách đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

75

Qua các thời kỳ cho đến nay, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách do Trung ương và tỉnh ban hành quy định về đất đai đối với vùng DTTS và miền núi. Đồng bào các DTTS của tỉnh cũng đã hưởng ứng nhiệt tình các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia ngày càng sâu rộng vào các chương trình, chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong 5 năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực miền núi và đồng bào DTTS; các chương trình chính sách giảm nghèo như Chương trình 30a, Chương trình 135 được quan tâm đầu tư; 118 chương trình, chính sách của Trung ương và địa phương được ban hành đang có hiệu lực; trong đó có 54 chính sách trực tiếp, 64 chính sách chung ưu tiên cho đồng bào DTTS… cơ bản đáp ứng được mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực miền núi và vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Giai đoạn năm 2016-2018, Chương trình 135 đã đầu tư được 9.106 cơng trình; duy tu, bảo dưỡng 3.295 cơng trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo và đồng thời thúc đẩy tăng dư nợ tín dụng để phục vụ cho việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập của đồng bào các DTTS; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh giảm xuống còn dưới 40%; 08 huyện thoát khỏi huyện nghèo; 14 huyện ra khỏi diện hưởng chính sách như huyện nghèo; 34 xã đủ điều kiện ra khỏi diện đầu tư theo chương trình 135 [20].

Vùng DTTS và miền núi của tỉnh đang từng ngày thay đổi, KT-XH tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi từng bước được nâng lên; tình hình an ninh - chính trị, trật tự an tồn xã hội được duy trì ổn định.

Tuy nhiên, vùng DTTS và miền núi của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định: diện tích đất SXNN ở vùng đồng bào DTTS sinh sống ít, khơng tập trung; tập quán sản xuất còn manh mún, chậm thay đổi; phần lớn sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ chưa đúng với giá trị thực tế nên hiệu quả kinh tế trong SXNN thấp. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào DTTS vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm tỷ lệ 54,61% trong tổng hộ nghèo toàn tỉnh); an sinh xã hội giữa miền núi và đồng bằng có sự chênh lệch lớn, đời sống của các DTTS cịn khó khăn về nhiều mặt; an ninh, trật tự còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.

76

2.2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về đất ở đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.2.2.1. Các kết quả đạt được

Thứ nhất, về đối tượng được giao đất ở

Căn cứ theo các Quyết định: Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 1672/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thực hiện Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo; Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện giao đất ở cho các đối tượng DTTS, gồm cá nhân và hộ gia đình đang thiếu đất ở hoặc khơng có đất ở và quy định các điều kiện đi kèm để đồng bào DTTS được giao đất ở là:

- Hộ gia đình thiếu đất ở (tức có đất ở nhưng chưa đủ mức bình quân theo hạn mức 400m2 đất ở cho mỗi hộ gia đình). Căn cứ vào quỹ đất cụ thể của từng địa phương, số nhân khẩu của từng hộ để giao thêm đất ở.

- Hộ gia đình chưa có đất ở và có đơn đề nghị được cấp đất ở.

Thực tiễn cho thấy sau khi áp dụng các quy định này, số hộ người DTTS được giao đất ở đó là:

Bảng 2.1. Thực trạng giao đất ở cho đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 Huyện Nhóm người dân tộc 1 Nhóm người dân tộc 2 Nhóm người dân tộc 3 Nhóm người dân tộc khác Tên Số lượng Tên Số lượng Tên Số lượng Tên Số lượng

Tây Trà Ca dong 1.878 Hre 457 Cor 17.054 Khác 26 Sơn Hà Ca dong 462 Hre 58.894 Cor 301 Khác 261 Sơn Tây Ca dong 18.291 Hre 374 Cor 17 Khác 21 Sơn Tịnh Ca dong 30 Hre 52 Cor 21 Khác 75

Mộ Đức Ca dong 11 Hre 3 Cor 5 Khác 34

Đức Phổ Ca dong 6 Hre 8 Cor 7 Khác 22

TP. Quảng Ngãi

Ca dong

0 Hre 5 Cor 0 Khác 2

77

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ngãi, Kế hoạch phát triển DTTS năm 2017-2020 Như vậy qua số liệu cho thấy trong giai đoạn vừa qua, có hơn 20.678 hộ gia đình người Cadong đã được cấp đất ở, 59.793 hộ gia đình người HRe, 17.405 hộ gia đình người Cor và 441 hộ gia đình các dân tộc khác đã được giải quyết vấn đề đất ở. Đây là sự nỗ lực lớn của chính quyền địa phương, UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc đảm bảo chỗ ở cho người dân.

Thứ hai, về hạn mức giao đất ở và đất sản xuất với đồng bào DTTS

Thực hiện các quy định của pháp luật đất đai về đối tượng sử dụng đất và định mức giao đất ở, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quy định về hạn mức đất ở, cụ thể:

- Giao đất để xây nhà ở đối với các hộ gia đình, các cá nhân theo quy định tại Điều 143, 144, Luật Đất đai năm 2013 cho các vùng như sau:

+ Các phường tại Thành phố Quảng Ngãi là 100m2; 02 xã Nghĩa Dõng và Nghĩa Dũng 200m2; các xã còn lại 300m2.

+ Các xã thuộc trung tâm huyện lỵ (đối với các huyện chưa có thị trấn) và trung tâm thị trấn các huyện được giao 100m2; các khu vực khác còn lại 200m2.

+ Các xã thuộc các huyện đồng bằng là 300m2; huyện đảo Lý Sơn 100m2; các xã thuộc các huyện miền núi (trừ các xã trung tâm huyện lỵ đối với huyện chưa có thị trấn) là 400m2.

+ Đối với dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới, chỉnh trang phát triển đơ thị có phân lơ đất ở trên địa bàn tỉnh thì hạn mức đất ở được xác định tại từng lô đất theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Hạn mức cơng nhận diện tích đất ở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Khoản 4, Điều 103 Luật Đất đai năm 2013: Khu vực các phường, khu vực 02 xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng thuộc thành phố Quảng Ngãi; thị trấn thuộc các huyện đồng bằng là 300m2, các khu vực còn lại 400m2.

Như vậy căn cứ theo quy định trên, với hầu hết đồng bào DTTS sinh sống ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, hạn mức giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở là 400m2. Tuy nhiên trên thực tế, người dân được công nhận quyền sử

78

dụng đất ở nhiều hơn với diện tích ln cao hơn hạn mức là 400m2 đất ở, chỉ có những gia đình mới cấp đất thì mới được giới hạn mức là 400m2.

Tại Quyết định số 1672/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thực hiện Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì các điều kiện kèm theo để đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được giao đất ở là:

- Hộ gia đình chưa đủ mức bình quân giao đất theo hạn mức là 5.000m2/hộ gia đình. Tuỳ theo quỹ đất của từng địa phương, số nhân khẩu của từng hộ gia đình, tuỳ theo tình trạng và năng lực sản xuất của từng hộ để giao thêm đất sản xuất ngoài hạn mức cho đồng bào.

- Hộ gia đình chưa có đất sản xuất.

Như vậy, hạn mức giao đất bình quân cho hộ gia đình người DTTS là 5.000 m2 đất, chủ yếu là đất rừng và đất SXNN.

Thứ ba, về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ Báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ngãi và Báo cáo kết quả thực hiện Dự án điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi (hệ thống phân loại FAO-UNESCO), đất đai trên địa bàn tỉnh được chia làm 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ, cụ thể:

- Nhóm đất cát biển: Có diện tích 6.290,00 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên của tỉnh; được phân bố ở các vùng ven biển thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, huyện đảo Lý Sơn và dọc hai bên bờ sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu; được phân thành 4 đơn vị đất và 8 đơn vị đất phụ; có thành phần cơ giới cát mịn và cát thô; chất hữu cơ, lân, chất kali đều rất nghèo. Đây là nhóm đất có khả năng trồng hoa màu, lương thực, cây công nghiệp và trồng rừng [13, tr.29].

- Nhóm đất mặn: Cs diện tích 1.573,1 ha, chiếm 0,30% diện tích đất tự nhiên, được phân bố xen kẽ với đất phù sa tại các vùng cửa sơng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ; được chia ra 2 đơn vị đất và 2 đơn vị đất phụ; có thành phần cơ giới đất cát pha thịt; hàm lượng mùn khá; chất hữu cơ trung bình; lân, kali tổng số rất nghèo; đất mặn (EC > 0,5mS/cm). Đây là nhóm đất có khả năng sử dụng trồng lúa, nuôi trồng thủy sản [13, tr.30].

79

- Nhóm đất phù sa: Có diện tích 96.157,50 ha, chiếm 18,66% tổng diện tích tự nhiên [13, tr.30]; được phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành và ở ven các sông suối của các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà; được chia thành 3 đơn vị đất và 8 đơn vị đất phụ; có thành phần cơ giới đất cát pha, thịt pha cát, pha sét và cát; chất hữu cơ trung bình; lân, kali tổng số rất nghèo. Đây là nhóm đất có khả năng trồng lúa thâm canh, hoa màu lương thực, cây cơng nghiệp hàng năm.

- Nhóm đất Glây: Có diện tích 2.052,40 ha, chiếm 0,40% diện tích tự nhiên, được phân bố ở địa hình trũng vùng đồng bằng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ; được chia thành 2 đơn vị đất và 5 đơn vị đất phụ; có thành phần cơ giới đất cát pha, thịt pha cát, pha sét và cát; chất hữu cơ giàu; lân, kali tổng số rất nghèo. Đây là nhóm đất có khả năng sử dụng trồng lúa thâm canh, nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi vịt [13, tr.30].

- Nhóm đất xám: Có diện tích 376.547,20 ha, chiếm 73,07% tổng diện tích tự nhiên; chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các nhóm đất ở Quảng Ngãi; được phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ đồng bằng đến vùng núi cao. Tuy nhiên nhóm đất này phần lớn có diện tích tập trung ở các huyện miền núi như Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà. Đất xám của Quảng Ngãi; được chia ra 6 đơn vị đất và 20 đơn vị đất phụ; có thành phần cơ giới đất cát, cát pha; chất hữu cơ trung bình; lân tổng số rất nghèo; kali tổng số nghèo. Đây là nhóm đất có khả năng sử dụng trồng cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và trong điều kiện chủ động nước tưới trồng lúa, rau, màu ... và cây ăn quả

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)