7. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc
2.1.3. Thực trạng quy định về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
vốn bằng quyền sử dụng đất ở và chuyển đổi mục đích sử dụng liên quan đến đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Theo các quy định của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. Tại Luật Đất đai, cụ thể là Điều 40 quy định người dân tộc thiểu số sở hữu đất do nhà nước cấp theo chính sách hỗ trợ quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được UBND cấp xã xác nhận khơng cịn nhu cầu sử dụng thì mới được chuyển nhượng. Bên cạnh đó, hộ DTTS phải tuân thủ thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:
-Phía nhận chuyển nhượng, pháp luật cũng quy định rõ bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất (là các tổ chức, cá nhân) không được nhận quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước
54
giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà thời hạn sử dụng đật chưa đủ và trên sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất và khơng được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất khơng xác nhận là khơng cịn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc khơng cịn khả năng lao động; thì bên nhận cũng khơng được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất; nếu nhận thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi QSD đất.
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186, Luật Đất đai năm 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất khơng có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất cịn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai. Và phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Cho thấy quy định của Nhà nước, đặc biệt của Luật Đất đai năm 2013 đã đảm bảo sự chặt chẽ quy định trách nhiệm cá nhân từ hai phía tặng và phía nhận tặng QSD đất nhằm tăng cường trách nhiệm của 2 bên khi tham gia quan hệ về đất đai, đảm bảo tính bền vững trong sử dụng đất và tránh tính trạng di cư tự do của đồng bào DTTS.
Trên đây là những điều kiện chung, điều kiện riêng đối với hộ gia đình, cá nhân là người DTTS, điều kiện bắt buộc mà công dân sống trên đất nước Việt Nam có quyền sử dụng đất đều phải tuân thủ, kể cả người DTTS. Tuy nhiên trên thực tế,
55
hầu hết các hồ sơ chuyển nhượng đều không thực hiện theo các quy định mà pháp luật đã ban hành mà họ tiến hành thực hiện theo thói quen viết tay, nói miệng…