Thực trạng quy định của pháp luật về đối tượng và định mức giao đất ở, đất SXNN đối với đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc

2.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về đối tượng và định mức giao đất ở, đất SXNN đối với đồng

SXNN đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

Theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn, hộ gia đình, cá nhân người DTTS cũng như những cá nhân, hộ gia đình trên cả nước đều có quyền được xin giao đất ở trong trường hợp thiếu đất ở. Mặt khác, là người DTTS, họ có những ưu đãi theo quy định tại Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP như sau:

- Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi:

+ Người có cơng với cách mạng sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có cơng và các quy định về chính sách nhà ở, đất ở đối với người có cơng; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo sử dụng đất;

+ Sử dụng đất vào việc xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

- Miễn tiền sử dụng đất có hạn mức giao đất ở khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất chuyển mục đích sử dụng từ đất khơng phải là đất ở sang đất ở, do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục các xã đặc biệt khó khăn.

- Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong hạn mức giao đất ở.

Tại khoản 6, Điều 10, Nghị định 45/2014/NĐ-CP cũng đã quy định: Người sử dụng đất được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất sau khi thực hiện các thủ tục để được miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Như vậy, hộ gia đình, cá nhân người DTTS thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất có

45

nguyện vọng miễn giảm thì phải tiến hành làm các thủ tục đề nghị miễn giảm như chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn giảm, bao gồm kèm các giấy tờ đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng đất và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và chỉ được miễn giảm một lần.

Điểm a và Điểm b, Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 07/07/2017 quy định rõ các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi đối với hộ nghèo ở khu vực đặc biệt khó khăn là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn, bản, buôn, làng, ấp, phun, sóc, xóm... (gọi chung là thơn) đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Các hộ nghèo trên phải là những hộ có tên trong danh sách hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; hộ chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức đất bình quân chung do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; hộ thiếu nước sinh hoạt, chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Riêng các hộ được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 75/2015/NĐ- CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, thì khơng được hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất và chuyển đổi nghề.

Như vậy theo quy định này, hộ gia đình DTTS có thể được ưu tiên hỗ trợ giao đất ở theo hạn mức đất bình quân do địa phương xây dựng và được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt áp dụng thực hiện kể từ ngày 07/07/2017. Ngồi ra, đối với các hộ gia đình kể trên nếu khơng có hoặc thiếu

46

đất sản xuất theo mức bình quân thì được hỗ trợ vay vốn tại Ngân hàng chính sách để tạo quỹ đất hoặc chuyển đổi nghề để cải thiện cuộc sống.

2.1.2. Thực trạng quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy trình thủ tục giao đất, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

2.1.2.1. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại điểm (2), khoản 4, mục III, Nghị quyết 19/NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ VI, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã nêu rõ: “Có chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai, thuế, phí, tín dụng…”. Nhằm quy định chi tiết hóa cụ thể hố chủ trương trên và chi tiết hoá Luật Đất đai năm 2013, Luật Quy hoạch 2018 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Chỉ thị số 22/CT-TTg về đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; trong đó chú trọng quy định nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm (2021 - 2025) tại 3 cấp hành chính: cấp quốc gia, tỉnh, huyện và theo nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất của cấp trên định hướng cho quy hoạch sử dụng đất cấp dưới. Đối với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện là căn cứ, cơ sở tiên quyết để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tính đến thời điểm hiện tại, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó chú trọng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho theo lĩnh vực, ngành, lĩnh vực và theo từng địa phương (5) với 12 nội dung về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gồm: nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc lấy ý kiến về quy hoạch,

47

kế hoạch sử dụng đất; thẩm định và thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện và báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

UBND cấp tỉnh tiến hành xây dựng phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai theo từng khu vực, từng địa bàn, từng chất lượng đất và nêu rõ chức năng đất theo khu vực, địa bàn với từng loại đất để triển khai đến cấp huyện.

Tính đến ngày 1/9/2021, cấp huyện đang tiến hành đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 theo quy định; lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm để làm căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xác định rõ các nguồn vốn để thực hiện các cơng trình, dự án, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo tính khả thi cao, khơng để xảy ra tình trạng dự án treo ảnh hưởng đến đời sống của người dân [6]. Đối với những trường hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 nhưng chưa được phê duyệt mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch đến năm 2020 chưa được triển khai thực hiện hết, thì UBND cấp tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo quy định, đồng thời cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.

Quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất của các địa phương đã tích cực triển khai gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới bảo đảm quy hoạch chi tiết đối với từng dạng đất, tính chất đất trên địa bàn. Cơng tác quy hoạch, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; giao đất khốn rừng, khai hoang, phục hóa, tạo quỹ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS được quy định như sau:

- Các địa phương có rừng, đã thực hiện, hồn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn thực hiện việc lập, lưu trữ hồ sơ quản lý; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; cơ bản hoàn thành quy hoạch, giao đất, giao khốn khoanh ni, bảo vệ, trồng rừng cho hộ gia đình (trong đó có hộ đồng bào DTTS) và cộng đồng dân cư; xác định chỉ tiêu, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong kỳ kế hoạch 5 năm và hằng năm cho từng loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất).

48

- Thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (theo Nghị quyết của Quốc hội, số 08/1997/QH10 và Quyết định số 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/7/1998), đến năm 2011, đã có 1.249.602 hộ gia đình với 4.657.211 lao động tham gia dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; trong đó, có 484.893 hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS chiếm 38,6% số hộ tham gia dự án [35]

- Các địa phương đã gắn việc giao khốn khoanh ni, bảo vệ, trồng rừng với giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; bảo đảm thực hiện các định mức khốn bảo vệ, khoanh ni, trồng mới theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 về xã hội hóa cơng tác trồng và bảo vệ rừng thay cho Chương trình 661 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trước đó. Cơ chế quản lý, chế độ, định mức giao, khốn khoanh ni, bảo vệ, trồng rừng đã có sự thay đổi, điều chỉnh theo hướng khuyến khích đồng bào tham gia, bảo đảm quyền lợi, có thu nhập và bước đầu được hưởng lợi từ hiệu quả khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng. Kết quả này đã góp phần tăng tỷ lệ độ che phủ rừng, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, sản xuất, tăng thu nhập, gắn bó với quê hương, hạn chế bớt số hộ di cư tự do.

- Khai hoang, phục hóa tạo quỹ đất kết hợp với giao đất, giao khoán rừng là những phương thức được các địa phương còn quỹ đất lựa chọn thực hiện để giải quyết những diện tích đất chưa sử dụng, đất hoang hóa...tạo quỹ đất sản xuất giao cho hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất.

2.1.2.2. Về quy trình thủ tục giao đất, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ Luật số 45/2013/QH13 của Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ: số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017; căn cứ các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường: số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015, số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/09/2017; quy trình thủ tục giao đất, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số đã được 100% Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, cơng trình xây dựng, nơng nghiệp, cơ quan thuế, Phịng Tài ngun và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai và thực hiện quyền quản lý về đất

49

đai, ra quyết định đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, trong đó có người dân là ĐBDTTS… được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trên địa bàn của huyện. Thời hạn giải quyết là Ba mươi lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với các hộ dân là đồng bào DTTS hoặc người dân tộc Kinh đang sinh sống tại các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Khơng tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; khơng tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; khơng tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Về lệ phí giải quyết giao đất, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được UBND cấp huyện áp dụng miễn phí thẩm định hồ sơ cấp giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp bồi thường bằng đất, giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp sau:

- Sử dụng đất là hộ gia đình, các nhân ĐBDTTS ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Đối với những hộ gia đình, các nhân ĐBDTTS sử dụng đất ở, nhà ở xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10 tháng 12 năm 2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

- Đối với các hộ gia đình, cá nhân, trong đó có hộ gia đình là DTTS ở nơng thôn.

- Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân trong đó là có ĐBDTTS bồi thường bằng đất, giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

50

- Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi một phần thửa đất.

- Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp người dân, trong đó có người dân là ĐBDTTS tự nguyện hiến đất theo các cuộc vận động của Nhà nước.

- Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp thay đổi diện tích, hình thể thửa đất do các tác động sạt lở tự nhiên.

Nhà nước cũng tiến hành giao đất mà không thu tiền sử dụng đất đối với các

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)