7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc
đồng bào các dân tộc thiểu số
1.2.1.1. Khái niệm
Theo nghĩa hẹp, pháp luật bao gồm các quy định về các quy tắc xử sự khung do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội vì lợi ích xã hội và lợi ích của giai cấp thống trị.
Theo nghĩa rộng, pháp luật bao gồm các quy tắc xử sự khung cứng do Nhà nước quy định và các nguyên tắc xử sự, các tư tưởng, học thuyết pháp lý của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu pháp lý… được thể hiện ở các loại nguồn tài liệu về pháp luật [18].
Pháp luật còn được hiểu theo nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự khung do nhà nước ban hành, được đảm bảo triển khai thực hiện đến các cơ quan chức năng, hệ thống chính quyền các cấp và đến người dân, thể hiện ý chí của nhà nước, dùng công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội vì sự tồn tại, cơng bằng và phát triển xã hội, vì lợi ích, mục đích chung của quốc gia [27].
Qua phân tích trên, Luận văn đưa ra các khái niệm sau:
Khái niệm Pháp luật về bảo đảm quyền sử dụng đất cho đồng bào DTTS là hệ thống các quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục, quyền và lợi ích ưu đãi trong sử dụng đất theo đúng mục đích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận và bảo vệ.
Khái niệm Pháp luật về đất ở, đất SXNN có thể được hiểu như sau: Pháp luật quy định về đất ở, đất SXNN đối với đồng bào các DTTS là hệ thống các quy định pháp lý được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, đảm bảo triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương và đến tận người dân nhằm điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật về đất ở, đất SXNN của đồng bào các DTTS.
1.2.1.2. Đặc trưng
Từ khái niệm và những chính sách về đất ở, đất SXNN với đồng bào các DTTS nêu trên, có thể thấy những đặc trưng trong quy định pháp luật về đất ở, đất SXNN với đồng bào DTTS là:
32
Thứ nhất, pháp luật về đất ở, đất SXNN của đồng bào các DTTS chịu sự ảnh hưởng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở nước ta được hiểu là các công tác thể chế của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật về mối quan hệ sở hữu đất đai có nội dung đặc trưng về cơ chế sở hữu, phân chia quyền sở hữu cho các chủ sở hữu là các chủ thể, các thành phần xã hội khác nhau, trong đó Nhà nước có vai trị trụ cột chính, đặc biệt quan trọng với tư cách là người đại diện chủ sở hữu và là cơ quan quản lý đất đai được quyền thống nhất ban hành các quy định thông qua hệ thống pháp luật trong cả nước. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ sở hữu về đất đai; trong đó quy định rõ về quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc bảo vệ, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai [28].
Chế độ sở hữu toàn dân ở Việt Nam là chế độ sở hũu chung hợp nhất của mọi cơng dân Việt Nam đối với diện tích đất thuộc lãnh thổ và chủ quyền của nước Việt Nam. Như vậy, sở hữu toàn dân là sở hữu của nhân dân, của đồng bào, của toàn dân tộc chứ không phải sở hữu của các cơ quan quyền lực Nhà nước, không phải sở hữu từng phần của công dân hay của bất cứ một đơn vị nào theo cơ chế cổ phần. Pháp luật Việt Nam quy định, công dân Việt Nam (một người hoặc một nhóm người) có quyền của chủ sở hữu đối với đất đai trong một diện tích cụ thể, được đo bằng mét, thước, xào…, có nghĩa có giới hạn mức độ hạn chế, trong khuôn khổ về khu vực và diện tích; cịn lại phần lớn các quyền sở hữu đất đai đều thuộc về các cơ quan chức năng của nhà nước khác nhau (theo cơ chế phân cấp trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước).
Sở hữu toàn dân đối với đất đai bao gồm hai quyền cơ bản tương ứng với hai chức năng sau:
-Quyền tối thượng cao nhất của Nhà nước trong việc ban hành các quyết định giao đất cho các tập thể, cá nhân hoặc thu hồi đất của các tập thể, cá nhân. Nghĩa là Nhà nước có quyền ban hành các quy định tại các VBQPPL trong hệ thống pháp luật về đất đai quy định vai trò, cương vị, quyền quyết định mục đích, phạm vi sử dụng và lợi ích của các cá nhân, tập thể, các đơn vị được đóng vai trị là các chủ
33
thể thực thi quyền chủ sở hữu đất đai theo bản đồ phân chia địa giới hành chính về đất đai và theo quy hoạch, lợi ích trong giao dịch với các cơ quan chức năng của nhà nước về giá đất, thuế đất, diện tích đất, thời gian hưởng lợi từ đất.
- Quyền tối cao đại diện cho nhân dân quy định hành lang pháp lý để tất cả các công dân, các đơn vị, các tập thể, các thôn, bản, làng… đóng trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền sở hữu đất với tư cách là đồng sở hữu đất nhưng trong một khuôn khổ nhất định chứ khơng được tồn quyền quyết định khi chưa có sự cho phép của Nhà nước; Nhà nước được quyền ban hành các quy định pháp luật hạn chế một số quyền của chủ sở hữu như: quyền chiếm hữu đất trong thời hạn Nhà nước giao; quyền sử dụng đất theo quy hoạch trong thời gian được giao; quyền định đoạt hạn chế dưới hình thức cho thuê, chuyển nhượng, để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy hoạch và thời hạn được Nhà nước giao đất nhằm đảm bảo trật tự, tính nguyên tắc trong việc quản lý, thực thi sở hữu và quyền sử dụng đất của toàn dân.
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em, chính sách về đất ở, đất SXNN cho đồng bào các DTTS cũng phải được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai đã được hiến định trong Hiến pháp và các quy định trong hệ thống pháp luật do Nhà nước đại diện cho nhân dân ban hành.
Thứ hai, hệ thống chính sách pháp luật về đất ở, đất SXNN đối với đồng bào các DTTS được thể hiện rõ trong việc ưu tiên cho đồng bào các DTTS theo hướng ngày càng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, có lợi hơn cho người sử dụng đất.
Đồng bào DTTS ở nước ta có khoảng 13,4 triệu người, chiếm khoảng 14,6% dân số trên cả nước; sinh sống, hội tụ thành các cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã [19]; cư trú chủ yếu tại các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung; chiếm khoảng 3/4 diện tích của cả nước [3]. Hầu hết, các vùng đất có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, định cư đều ở trên những vùng núi cao, vùng biên giới hải đảo, có địa hình chia cắt hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt; đại đa số là những địa bàn khó khăn nhất của cả nước; nhưng lại có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, biên giới và môi trường sinh thái.
34
Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giai đoạn 2016 đến 2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai đến các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi. Kết quả đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực từ công tác tham mưu các VBQPPL, các chính sách của các Bộ, ngành đến việc triển khai thực hiện về đất ở, đất SXNN cho đồng bào DTTS. Từ năm 2016 đến nay, các Bộ, cơ quan ngành Bộ đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 41 văn bản quy định về việc ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào các DTTS và miền núi trên cả nước, trong đó bao gồm 15 đề án, chính sách dân tộc và hiện nay có 54 chính sách đang cịn hiệu lực về việc hỗ trợ phát triển đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào các DTTS và miền núi. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai và triển khai thực hiện được các cấp, các ngành, hệ thống chính trị từ Tung ương đến địa phương đảm bảo tính nguyên tắc, đúng các quy định tại các văn bản đề ra; các đơn vị khẩn trương bắt tay thực hiện cơng cuộc xố đói giảm nghèo bền vững ở vùng DTTS và miền núi, đã đạt chỉ tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đề ra.
Qua đó, ta thấy, các chính sách, quy định pháp luật đất ở, đất SXNN của nhà nước cho ĐBDTTS thời gian qua rất được chú trọng về số lượng văn bản được ban hành cũng như chất lượng và nội dung văn bản ban hành đều hướng đến mục tiêu ưu tiên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, có lợi hơn cho đồng bào các DTTS khi tham gia sử dụng đất nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng người DTTS phát triển tiến bộ, bền vững và bắt kịp với các dân tộc khác, mở rộng các quyền của đồng bào DTTS trong quá trình sử dụng đất.