7. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc
2.1.5. Thực trạng quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến đất ở, đất sản xuất đối với đồng
xuất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Các chính sách và các quy định của pháp luật về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay còn tồn tại, hạn chế ở một số yếu tố sau:
Thứ nhất, khung pháp lý chưa phù hợp với đặc điểm quản lý đất của các nhóm DTTS.
Hiện nay, phần lớn đồng bào DTTS nước ta vẫn duy trì tập quán di canh di cư trong nội tỉnh hoặc nội huyện mà khơng cịn tình trạng di canh di cư theo chủ trương, kế hoạch là di cư đi kinh tế mới. Từ khi có Nghị quyết số 113/2015/NQ13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội ban hành, đưa ra mục tiêu tập trung giải quyết cơ bản tình hình dân di cư tự do đến các vùng miền núi và trung du và trên phạm vi cả nước; giai đoạn 2015-2020, các cấp chính quyền đã bố trí, sắp xếp ổn định vào các điểm dân cư theo quy hoạch cho hàng nghìn hộ dân di cư tự do với hàng chục nghìn nhân khẩu; tình trạng di cư ồ ạt từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên đã được chấm dứt, khơng phát sinh các điểm nóng về di canh di cư gây mất trật tự an ninh xã hội như các giai đoạn trước đây. Cả giai đoạn 2015-2020 chỉ còn 3.307 hộ di cư tự do (Miền núi phía Bắc là 1.267 hộ và Tây Nguyên là 2.040 hộ), trung bình mỗi năm có khoảng 550 hộ di cư tự do (cụ thể: năm 2015 là 965 hộ, năm 2016 là 401 hộ, năm 2017 là 318 hộ, năm 2018 là 238 hộ, năm 2019 là 104 hộ và 9 tháng đầu năm 2020 là 14 hộ: Gia Lai: 5 hộ, 16 khẩu; Đắk Lắk: 9 hộ, 45 khẩu), giảm 10 lần so với các
65
năm giai đoạn trước năm 2015; bố trí, sắp xếp ổn định được 6.566 hộ (trong đó: bố trí tập trung là 2.907 hộ, xen ghép là 283 hộ, ổn định tại chỗ là 3.376 hộ), các hộ được bố trí vào điểm dân cư được giao đất ở bình quân từ 350-450 m2/hộ và đất sản xuất bình quân từ 1,0-1,2ha/hộ. Hầu hết các hộ chưa được bố trí sắp xếp ổn định tại phía Bắc và Tây Nguyên đều là các hộ dân di cư đến từ giai đoạn trước năm 2015 [33]. Lý do có tình trạng di canh di cư tự do là đại đa số các cá nhân là người DTTS có nhận thức cịn yếu kém và hạn chế, nghe theo sự xúi giục của kẻ xấu hoặc mê tín dị đoan tiến đến tự do di canh di cư, gây nên tình trạng mất trật tự an ninh xã hội.
Mặt khác, đồng bào DTTS đi du canh, du cư và đang ổn định chỗ ở nhưng họ chưa quan tâm đến việc đăng ký, xác lập quyền sử dụng đất tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được đảm bảo quyền và lợi ích sử dụng đất của mình, nên dễ dẫn đến tình trạng phát sinh vi phạm pháp luật bằng các hành vi lấn, chiếm, tranh chấp, dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất ngày càng thêm trầm trọng. Nhiều bộ phận không hiểu biết các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đối với đất, đặc biệt là các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với họ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được hiểu đơn giản là phục vụ quản lý nhà nước mà khơng có ý nghĩa về tài sản. Việc giao tiếp không thành thạo tiếng phổ thông cũng là rào cản trong việc tiếp cận Luật và các thủ tục đất đai với một số nhóm DTTS. Dẫn đến việc họ không nắm được các thông tin liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương. Hiện vẫn còn khoảng 24.500 hộ dân tộc thiểu số di cư tự phát cần sắp xếp, bố trí ổn định dân cư.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào DTTS đã được thực hiện tốt, tuy nhiên vẫn còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ và chưa thực hiện đầy đủ đối với đồng bào DTTS. Năm 2019, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tổng hợp từ các địa phương đạt trên 97,36% tổng diện tích các loại đất cần cấp, tăng 0,16% so với cùng kỳ năm 2018 (Theo Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường). Theo thông tin khác từ Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên môi trường, từ ngày 22/4 đến ngày 30/6/2016, Bộ TNMT đã tiếp nhận 1.304 thơng tin phản ánh; trong đó có 402 thơng tin phản ánh rõ nội dung sai phạm và có địa chỉ để xử lý; 851 thơng tin không phải là thông tin phản ánh sai phạm về quản lý, sử dụng đất hoặc thông tin trùng, không rõ nội dung, địa chỉ sai
66
phạm để xem xét xử lý; 49 thông tin phản ánh thuộc các lĩnh vực khác. Về các thông tin phản ánh rõ sai phạm, Bộ đã xử lý và có văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả về Bộ; ngồi ra có 51 trường hợp đã được Tổ công tác liên ngành và Tổng cục Quản lý đất đai kiểm tra, xác minh, chỉ đạo thực hiện tại một số địa phương có địa bàn là vùng DTTS và MN, vùng thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt thấp.
Về khung pháp lý quy định giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai được Nhà nước ban hành qua các bước như hòa giải tranh chấp đất đai phải có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm tra, tìm hiểu nguyên nhân và các tài liệu, giấy tờ liên quan; thành lập Hội đồng hòa giải, tổ chức cuộc họp hòa giải khi các bên tranh chấp đều có mặt, nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hịa giải khơng thành; kết quả hịa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có đóng dấu xác nhận của UBND xã, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt và các thành viên tham gia hòa giải... Trường hợp các bên tranh chấp khơng có giấy tờ về quyền sử dụng đất, đặc biệt là ngời DTTS; cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hịa giải thành thì theo Điều 91, Luật Đất đai quy định việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ như: nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, thực tế diện tích đất đang sử dụng, bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; sự phù hợp của thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chính sách ưu đãi người có cơng của Nhà nước; quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất…
Như vậy ta thấy việc các quy định của khung pháp lý hiện nay về giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó có liên quan đến đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số là chưa phù hợp với đặc điểm quản lý đất của các nhóm DTTS như tình tạng di canh di cư, một số đồng bào cịn tập tục thói quen phong tục nhượng QSD đất bằng cách viết tay hay truyền miệng, đời sống chưa có thời gian ổn định… Vấn đề này, đòi hỏi Nhà nước cần nghiên cứu ban hành quy định về giải
67
quyết tranh chấp liên quan đến đất ở, đất sản xuất cho phù hợp đối với thực tế của đồng bào các dân tộc thiểu số và có chế tài cưỡng chế để đồng bào dễ thực hiện và đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Nhà nước chưa có khung pháp lý và chính sách quy định việc hỗ trợ tập quán quản lý, sử dụng đất cộng đồng theo từng nhóm người DTTS.
Quyền sử dụng đất của cộng đồng người các DTTS được hiểu là cộng đồng người DTTS có quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống, cư trú trên cùng một địa bàn thơn, làng, ấp, bản, bn, phun, sóc và các điểm dân cư mà cộng đồng đó có cùng phong tục, tập quán hoặc dịng họ được Nhà nước giao đất hoặc cơng nhận quyền sử dụng đất. Theo Luật Đất đai 2013 nhấn mạnh việc giao đất của các chính quyền địa phương phải lấy các hộ gia đình làm đơn vị, cơ sở, căn cứ cho việc giao đất; quyền sử dụng đất của cộng đồng đã được công nhận trong luật nhưng chỉ giới hạn trong những trường hợp liên quan đến bảo tồn văn hoá, phong tục, tập quán.
Vấn đề nổi cộm cần được chú trọng quan tâm là Luật Đất đai 2013 đã có các quy định cơng nhận quyền quản lý và sử dụng đất đối với một số cộng đồng người DTTS nhưng tại Bộ luật Dân sự khơng có quy định nào công nhận tư cách pháp nhân của cộng đồng sử dụng đất. Do vậy các cộng đồng đang sử dụng đất khơng có quyền ngang bằng với các chủ sở hữu đất khác là các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện hoạt động giao dịch quyền sử dụng đất đai như chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, cho tặng và thế chấp… Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng quy định việc sử dụng đất của cộng đồng nhưng khơng quy định cộng đồng có quyền sở hữu rừng, khơng được phép cho thuê hoặc bán thành quả lao động từ đất rừng và không được thực hiện các quyền giao dịch về đất đai. Vì vậy, để đảm bảo cho các quy định tại các Bộ Luật có sự thống nhất với nhau thì Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn dưới Luật hoặc bổ sung sửa đổi các Điều luật quy định cho phù hợp với nhau trong việc công nhận quyền quản lý và sử dụng đất đối với một số cộng đồng người DTTS. Đây là yếu tố đặc thù để đảm bả cho người DTTS đươc thực thi các quyền sở hữu đất cộng đồng.
Thứ ba, các chính sách về đất đai cho đồng bào DTTS chưa được xem xét một cách đầy đủ về trình độ phát triển, đặc điểm sinh kế, cư trú, quản lý đất đai và lịch sử tồn tại các loại đất đai của đồng bào DTTS.
68
Việt Nam là quốc gia có nhiều đồng bào DTTS, mỗi dân tộc đều có sự khác biệt lớn với nhau về đặc điểm sinh kế, cư trú và quản lý đất đai; trình độ phát triển giữa các nhóm dân tộc hoặc giữa các dân tộc sống ở các vùng miền đều khác nhau. Hiện nay, nước ta còn 122.488 hộ còn ở nhà tạm bợ, dột nát; 82.893 hộ thiếu đất sản xuất; 58.123 hộ thiếu đất ở… (35), các DTTS đang được xếp vào cùng một nhóm chủ thể trong hầu hết các văn bản pháp quy, các chính sách hỗ trợ khơng phát huy được hiệu quả do thiếu sự phù hợp với tập quán của các dân tộc, các nhóm dân tộc khơng có động lực tuân thủ theo các quy định của luật pháp và các chủ trương, chính sách của Nhà nước; xảy ra các xung đột, tranh chấp đất đai mà phần nhiều bắt nguồn từ sự thiếu phù hợp của các chính sách và quy định của pháp luật đối với từng DTTS. Do vậy, Nhà nước cần phải ban hành các chính sách về đất đai cho đồng bào DTTS theo khía cạnh cần xem xét về trình độ phát triển, đặc điểm sinh kế, cư trú, quản lý đất đai và lịch sử tồn tại các loại đất đai một cách đầy đủ và toàn diện.
Thứ tư, ảnh hưởng của phát triển cơ sở hạ tầng, thuỷ điện, khai khoáng.
Tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, thuỷ điện, khai khống, phát triển các nơng lâm trường tương đối nhanh đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận đất đai của đồng bào DTTS. Khơng ít dự án đã quy hoạch cả đất ở, đất sản xuất của đồng bào để giao cho các nhà đầu tư và xây dựng các cơng trình hạ tầng. Việc triển khai thực hiện công tác tái định cư đến vùng đồng bào DTTS ở một số địa phương chưa có đủ căn cứ, cơ sở thuyết phục như chưa xem xét đến khía cạnh văn hoá, phong tục tập quán, điều kiện sản xuất của đồng bào. Vì vậy, sau khi tái định cư vẫn tồn tại tình trạng đồng bào ở nhiều địa phương không ổn định được cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất, họ phải di dời đi các địa phương khác hoặc quay về nơi ở cũ để sinh sống lập nghiệp.
Thứ năm, tranh chấp đất đai giữa nông lâm trường với người DTTS địa phương.
Nhiều địa phương vẫn còn tồn tại hiện tượng các nông lâm trường quốc doanh quản lý nhiều diện tích đất nhưng hầu như khơng có hiệu quả và có hiện tượng thường xuyên xảy ra tình trạng xâm chiếm và tranh chấp đất đai với người
69
dân tại địa phương do việc chồng chéo, xâm chiếm, lấy diện tích đất được giao của nơng lâm trường với các hộ dân trên địa bàn.
Thứ sáu, các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào DTTS do Nhà nước ban hành, triển khai và áp dụng thực hiện còn đạt kết quả hạn chế.
Trong các thời kỳ lịch sử, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành những chủ trương, chính sách giải quyết đúng đắn các quan hệ đất đai từ giao khoán ruộng đất đến chính sách giao đất ổn định lâu dài… Trong thời kỳ đổi mới, những chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ban hành như công nhận quyền của người sử dụng đất là hàng hóa, tài sản đặc biệt, hồn thiện quy hoạch sử dụng đất, định giá đất...; là cơ sở pháp lý vững chắc để các cấp các ngành các địa phương áp dụng thực hiện từ khâu phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; cụ thể Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương, chính sách chỉ đạo bằng các văn bản trong việc tập trung giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS như: Nghị quyết số 22/NQ-TW, ngày 27-11- 1989 của Bộ Chính trị "Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi"; Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 21-1-2003 của BCH T.Ư Ðảng khóa IX "Về cơng tác dân tộc"… Giai đoạn 2012-2014, nước ta đã triển khai các chính sách hỗ trợ về đất ở cho 10.156 hộ; đối với nơi còn quỹ đất sản xuất, việc thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg 20/05/2013 đã hỗ trợ được 15.732 hộ với 2.729 ha; thực hiện Quyết định 29/2013/QĐ-TTg 20/05/2013 đã hỗ trợ 2.139 hộ chuộc đất sản xuất; đối với nơi khơng cịn quỹ đất sản xuất, việc thực hiện Quyết định 755/QĐ- TTg 20/05/2013 đã hỗ trợ cho 45.522 hộ chuyển đổi nghề và mua sắm máy móc cơng cụ sản xuất, hỗ trợ chăn nuôi cho 6.607 hộ; việc thực hiện Quyết định 29/2013/QĐ-TTg 20/05/2013 đã hỗ trợ 8.755 hộ vay vốn chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất và hỗ trợ 1.501 người học nghề; chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt, xây dựng được 476 cơng trình nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ nước phân tán cho 249.251 hộ; về kinh phí thực hiện các chính sách giai đoạn 2012-2014, Quyết định 75/QĐ-TTg 20/05/2013 được cấp 2.127,6 tỷ đồng (đạt 18,1% kế hoạch); Quyết định 29 đã cấp đủ 100%.
Giai đoạn 2016-2018, Nhà nước đã triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính
70
sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020. Nội dung đề án tập trung thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho 68.936 hộ, chuyển đổi nghề cho 234.642 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt cho 313.256 hộ, hỗ trợ 96.256 hộ có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, sắp xếp ổn định dân cư cho