Nội dung các quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nội dung các quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc

với đồng bào dân tộc thiểu số

1.2.3.1. Các quy định pháp luật về đất ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Người dân có quyền có chỗ ở, ổn định đời sống (Điều 22 Hiến pháp năm 2013), để có nơi ở hợp pháp người dân cần được Nhà nước tạo điều kiện để có đất ở. Với đồng bào DTTS thường ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, kinh tế khó khăn, việc có đất ở là một trong những mục tiêu xóa đói giám nghẻo, ổn định đời sống cho họ.

Điều 27, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định về việc cần có các chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của từng DTTS và đảm bảo phù hợp với

38

điều kiện thực tế của từng vùng, miền, khu vực có đồng bào DTTS sinh sống. Bên cạnh đó, cần xây dựng các cơ chế, chính sách về đất ở, đất SXNN nhằm tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có đất trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.

Thông tư số 02/2017/TT-UBDT của Uỷ ban Dân tộc đã hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó nêu rõ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn, bản, bn, làng, ấp, phum, sóc, xóm…(thơn) đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đang sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở theo hạn mức đất bình quân chung do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định; thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt sẽ được hỗ trợ cấp đất ở để ổn định đời sống. Hạn mức đất ở được áp dụng tuỳ theo tình hình của từng địa phương.

Đồng bào DTTS được sử dụng đất hợp pháp theo quy định của Nhà nước, được pháp luật cho phép thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Tuy nhiên trong Luật đất đai cũng quy định những giới hạn nhất định trong việc sử dụng đất của các cá nhân, hộ gia đình như: Hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất với các điều kiện được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận khơng cịn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác, do chuyển sang làm nghề khác hoặc khơng cịn khả năng lao động (Điều 40 nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đất đai). Tóm lại, theo quy định trên, các hộ gia đình người

39

DTTS được Nhà nước hỗ trợ giao đất chỉ có quyền chuyển giao đất cho người khác sau 10 năm sử dụng đất.

1.2.3.2. Các quy định pháp luật về đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Căn cứ các quy định của Luật Đất đai, ngày 31/10/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2085/QĐ-TTg Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, mục tiêu giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; hồn thành các dự án định canh định cư tập trung theo kế hoạch được duyệt để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế, xã hội, sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư còn lại theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Việt Nam là một nước có nền sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, vì vậy, đất đai ngày càng đóng một vai trị thiết yếu quan trọng đối với đời sống sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của người nơng dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Do đó, thực hiện tốt các chính sách về đất đai giúp cho đồng bào phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất, hạn chế tình trạng du canh, du cư.

Tại Thông tư số 02/2017/TT-UBDT của Ủy ban dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 7/7/2017. Trong đó đề cập đến việc phân bổ đất SXNN cho đồng bào các DTTS bằng phương thức quy định các chính sách hỗ trợ đất sản xuất và chuyển đổi nghề, quy định việc hưởng chính sách ưu đãi vay vốn sản xuất… Đối với các đối tượng chưa có hoặc thiếu đất SXNN theo mức bình quân chung của địa phương như quy định nêu trên thì các hộ gia đình được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất hoặc chuyển đổi nghề; các đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn có xây dựng phương án kế hoạch sử dụng vốn vay để sản xuất và kinh doanh thì được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

40

Đối với đất rừng, tại khoản 6, Điều 14, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định việc giao đất rừng để sản xuất cho đồng bào các DTTS như sau: “Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ”. Nhà nước ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập qn, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật. Đây là vấn đề mà các cử tri, đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm (Khoản 8, Điều 14). Theo đó, quyền của các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, cộng đồng dân tộc là chủ rừng được pháp luật cơng nhận là chủ sở hữu rừng, có quyền sử dụng rừng được giao quản lý hợp pháp theo quy định và được pháp luật đảm bảo thực hiện trong việc chủ động sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp với hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng... Cũng tại khoản 8, Điều 14 của luật quy định nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng thì phải tơn trọng khơng gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư. Về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại điều 94 của luật cũng quy định rất cụ thể việc Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)