7. Kết cấu của luận văn
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về đất ở, đất nông nghiệp đối với đồng bào
3.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số
nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số
3.3.1. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý đất đai và quản lý Nhà nước về công tác Dân tộc. nước về công tác Dân tộc.
Nâng cao năng lực, trình độ, chất lượng sống, tiền lương cho cán bộ làm công tác quản lý đất đai đảm bảo đời sống có chất lượng, cán bộ cơng chức có tầm nhìn dài hạn khi tham mưu và tổ chức thực hiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất; có bản lĩnh và năng lực nói khơng với các tiêu cực về đất đai.
Đối với cán bộ làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương, Nhà nước cần có biện pháp, nâng cao năng lực, sự hiểu biết, tầm nhìn dài hơi, nhãn quan nhìn nhận mở rộng về phạm vi, khu vực và đối tượng tham gia quản lý và đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật để xây dựng và triển khai thực hiện một chính sách đảm bảo tính khả thi cao, mang lại tính cơng bằng và hiệu quả. Từ đó các đồng bào DTTS mới được phân đất ở, đất SXNN đúng chất lượng đất theo phong tục sinh sống và SXNN của họ.
3.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số thiểu số
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động nhân dân thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai nói riêng và các mặt khác liên quan đến đời sống của đồng bào DTTS, liên quan đền vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung; là mặt cơng tác khai sáng tri thức hiểu biết pháp luật đối với đồng bào các DTTS. Các cấp chính quyền từ TW đến địa phương, đặc biệt là đội ngũ làm công tác pháp chế của Uỷ ban dân tộc cần có sự phối kết hợp với các Vụ chức năng của Bộ Tư pháp, các Vụ chức năng của Uỷ ban Dân tộc, theo đó là các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để triển khai tốt mặt công tác này theo hướng nâng cao năng lực tham mưu về xây dựng pháp luật và tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ cấp xã, phường, thị trấn; đến cập huyện, tỉnh; quản lý nắm rõ nhu cầu của đồng bào DTTS cần biết về những quy định pháp luật nào để giúp họ giải quyết ổn thoả đời sống; nắm rõ chất lượng hiệu quả các đợt tuyên truyền; số lượng đồng bào DTTS đã được phổ biến và biết đến các quy định, chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước quan
100
tâm đến quá trình sinh sống, lao động của đồng bào. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS cần được xây dựng và truyền đạt để đồng bào tiếp nhận một cách dễ hiểu, dễ thực hiện thơng qua các loại hình tun truyền.
Nhân rộng mơ hình điển hình tiên tiến, đồng thời khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thốt nghèo bền vững, làm giàu chính đáng của đồng bào DTTS.
Chú trọng việc khuyến khích các già làng, trưởng bản, người có uy tín biết tiếng dân tộc, người Kinh đang sinh sống cùng địa phương với người dân tộc thiểu số đóng vai trò quyết định trong đời sống của đồng bào; là các tuyên truyền viên pháp luật cho đồng bào không chỉ ở hình thức truyền hình, tổ chức lớp mà cịn ở hình thức truyền miệng, giáo dục, thuyết phục tại nhà để đồng bào DTTS dần dần lãnh hội được rõ các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất đối với đồng báo DTTS.