7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Các nhân tố tác động lên các quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối vớ
nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Thứ nhất Nhóm các nhân tố về cơ chế, chính sách đất đai của Nhà nước Cơ chế, chính sách, pháp luật quy định về đất đai có với tầm ảnh hưởng quan trọng, sâu rộng, quyết định kết quả tốt hay xấu tới mọi mặt đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế, xã hội và môi trường sống của người dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng. Giai đoạn hơn 30 năm, các cấp các ngành làm công tác quản lý nhà nước về đất đai đã triển khai thực hiện tốt việc phân bổ, sử dụng đất cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp… đã tạo được nhiều việc làm, ổn định đời
41
sống, ổn định chỗ ở, ổn định đất sản xuất cho người DTTS. Chính sách đất đai hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho đồng bào các DTTS, hộ dân tộc ít người, đời sống khó khăn do Nhà nước triển khai tổ chức thực hiện tại các văn bản quy phạm, các đề án phát triển KT-XH vùng DTTS… đã góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình “xóa đói, giảm nghèo”, ổn định đời sống cho đồng bào, phát triển sản xuất, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và người DTTS.
Tính đến năm 2016, Nhà nước ta đã hỗ trợ đất ở cho hơn 93.600 hộ, đất sản xuất cho trên 107.800 hộ gia đình người DTTS; các chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất và chính sách miễn, giảm các loại thuế liên quan đến đất đai cho các hộ nghèo do Nhà nước quy định… đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 18,1% xuống 9,45% [32].
Việc lập và triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước một cách khoa học đã tạo ra khoảng quỹ đất hợp lý cho các khu xử lý chất thải, rác thải; đặc biệt là ở các đô thị và khu vực phát triển nông nghiệp. Nhà nước đã ban hành các cơ chế chính sách, các giải pháp khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, tham gia trồng rừng phủ xanh diện tích đất trồng đồi núi trọc nhằm làm giảm nguy cơ xói mịn, rửa trơi đối với đất đai, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu.
Thứ hai, các yếu tố đặc thù của địa phương
Theo quy định của Luật Đất đai đã phân cấp quản lý về đất đai tại các địa phương, cụ thể: một là, xác định rõ chủ thể được phân cấp, giao quyền quyết định về sử dụng đất đai; hai là, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai. Từ thực tế ta thấy, diện tích đất đai đều trên các vùng, miền cả nước đều do các địa phương quản lý. Vì vậy, việc phân cấp triệt để cho địa phương về thẩm quyền giao đất là điều nên được thể hiện trong các quy định của Nhà nước nhằm tạo một thể thống nhất về quản lý đất đai, giảm tải công việc quản lý của Trung ương, tránh tình trạng dẫn đến việc quản lý quyết định không sát với thực tế của từng địa phương, đảm bảo tính thống nhất và nhất quán trong thực hiện quyền lực này [38]
Điều 36, Luật Đất đai năm 2013 quy định: việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phân cấp theo cấp hành chính và phân cấp theo ngành, lĩnh vực quản lý. Phân cấp việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo nguyên tắc cấp nào triển
42
khai thực hiện thì do cơ quan hành chính cấp đó tổ chức lập gắn với sự chủ trì của cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực và chun mơn về đất đai. Qua đó, địa phương có thể chủ động tính tốn quỹ đất, quy hoạch và xây dựng chính sách phát triển của địa phương trong các quy định chính sách về đất ở, đất SXNN cho đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thứ ba, các yếu tố KT-XH của đồng bào các DTTS
Mỗi cộng đồng người DTTS, trên địa bàn nhất định có những đặc thù riêng. Những năm qua, các thiết chế cơ bản đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, như: hạ tầng giao thơng, trường học, trạm xá, phủ sóng điện thoại được tiếp cận với thơng tin đã có những chuyển biến tích cực. Một số địa phương vùng DTTS đã bắt đầu hình thành sản xuất nơng sản hàng hóa sạch theo chuỗi, được người tiêu dùng trong nước đánh giá tốt và bước đầu tiếp cận với thị trường nước ngoài… Nhưng so với mặt bằng chung của cả nước, đời sống của đồng bào các DTTS và miền núi cịn rất nhiều khó khăn. Sự chuyển biến cịn có phần chậm so với các vùng khác về mức sống, ý thức pháp luật, thói quen canh tác và sử dụng đất, có nhiều yếu tố khác chi phối quá trình sử dụng đất như tập quán, luật tục. Đây là những yếu tố tác động khơng nhỏ đến thực hiện chính sách đất ở, đất SXNN của đồng bào các DTTS.
43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã tổng quát chung về đồng bào DTTS và cơ chế đặc thù của pháp luật do Nhà nước ban hành về đất ở, đất SXNN đối với ĐBDTT; khái quát những vấn đề lý luận chung liên quan đến pháp luật về đất ở, đất SXNN đối với đồng bào các DTTS.
Cụ thể chương đã khái quát và rút ra được các vấn đề như sau: khái niệm Đất ở, đất SXNN của đồng bào DTTS; khái niệm Pháp luật về bảo đảm quyền sử dụng đất cho đồng bào DTTS; khái niệm pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; chương nêu ra được 3 đặc điểm khác biệt về đất ở, đất sản xuất nơng nghiệp với các chính sách ưu tiên nhất định của Chính phủ dành cho cộng đồng các dân tộc thiểu số; 02 đặc điểm quy định pháp luật về đất ở, đất SXNN với đồng bào DTTS; nêu ra được ý nghĩa, vai trò tầm quan trọng, thiết yếu của đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá phong tục tập quán, an ninh quốc phịng; chỉ ra được tính đặc thù của chính sách đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, là cơ sở chính trị để hình thành khung pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; đưa ra được 03 nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; cách nhìn nhận đánh giá vấn đề dưới góc độ lý luận nội dung pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đưa ra được 03 nhóm các yếu tố tác động, chi phối đến pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc thiểu số…
Có thể nói, từ nghiên cứu chính sách, quy định của pháp luật về đất ở, đất SXNN với đồng bào các DTTS, cho thấy Nhà nước đã có những quan tâm nhất định đến việc ổn định, hỗ trợ đời sống, kinh tế của đồng bào DTTS một cách thiết thực, cụ thể thông qua việc giao đất, miễn giảm tiền sử dụng đất... Các chính sách này có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của đất nước, gắn với sự thay đổi của Luật đất đai các thời kỳ và luôn gắn với đặc thù của từng địa phương, từng vùng đồng bào DTTS cũng như tình hình phát triển KT-XH của đồng bào các DTTS, những yếu tố tập quán, luật tục sử dụng đất…
Nhìn chung, các chính sách, quy định của pháp luật về đất ở, đất SXNN với đồng bào các DTTS là yếu tố quan trọng, có sự ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đồng bào các DTTS.
44
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI