7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân
với đồng bào các dân tộc thiểu số
Về phương diện lý thuyết, việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là, điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật về đất ở, đất nông nghiệp
đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải đảm bảo sự thích nghi và phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nhưng vẫn
35
phải quy định theo hướng đảm bảo việc sử dụng đất chung của toàn dân theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước, đúng quy hoạch vùng, diện tích đất, đúng mục đích sử dụng đất.
Việc quy hoạch vùng, diện tích đất, mục đích sử dụng đất phải được Nhà nước xác định theo kế hoạch sử dụng đất trong khoảng thời gian giai đoạn nhất định với chức năng, quyền và nghĩa vụ cụ thể của người sử dụng đất. Trên cơ sở đó, bất kể cá nhân, hộ gia đình và người sử dụng đất nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, theo quy hoạch đất và đúng mục đích sử dụng đất, kể cả là người DTTS.
Công tác quy hoạch sử dụng đất là việc các cơ quan chức năng làm công tác quản lý nhà nước về đất đai tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương, phân bổ quyền sử dụng đất, diện tích đất được sử dụng theo các mục đích sử dụng đất khác nhau, chia thành từng thời kỳ khác nhau trong một khoảng thời gian giai đoạn nhất định. Mỗi địa phương sẽ có một quy hoạch sử dụng đất riêng dựa trên quỹ đất cũng như tình hình sử dụng đất thực tế ở địa phương đó. Quy hoạch đất sẽ có sự thay đổi theo từng thời kỳ, khơng mang tính cố định mà phải phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và phù hợp với yêu cầu bảo tồn bản sắc văn hoá, bảo tồn truyền thống phong tục, tập quán trong lao động, sản xuất của từng địa phương, từng bộ tộc. Đối với các địa phương chiếm đa số là người DTTS thì việc quy hoạch sử dụng đất cần tính tốn đến những điều kiện về kinh tế, xã hội, năng suất sản phẩm trồng trọt và chất lượng hoa màu đất cũng như nhu cầu sử dụng đất của đồng bào DTTS để có ban hành những quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.
Hai là, việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với đất ở, đất SXNN của đồng bào
dân tộc thiểu số phải đảm bảo giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo hiệu quả và phát triển một cách bền vững, thông qua phương thức sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Nước ta đã đặt ra việc sử dụng đất bền vững, tiết kiệm, hiệu quả là phương châm, chiến lược quan trọng mang tính tồn cầu hố đối với sự tồn tại, bền vững và phát triển của cả nhân loại; vì đất đai là nguồn tài ngun vơ cùng quý giá, là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân của bất kỳ quốc gia nào. Trong báo cáo về suy thối đất tồn cầu, Chương
36
trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc đã khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất đai đối với đồng bào người DTTS là tư liệu sản xuất quan trọng nhất để làm kế sinh nhai, sinh sống, tồn tại và phát triển thì đất càng là nguồn tài nguyện thực sự đặc biệt quý giá.
Hiện nay, diện tích đất ở ngày càng tăng do sự sinh nở, sự kết hôn, sự di chuyển nơi cư trú… của các hộ gia đình đồng bào DTTS, trong khi đó, diện tích đất dự trữ của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng khơng tăng, địi hỏi Nhà nước phải có các quy định bằng VBQPPL đối với các khu vực, diện tích, chất lượng đất đáp ứng được các tiêu chuẩn trong việc xây dựng nhà ở, nhà ở cao tầng, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng tính theo đầu người cũng như theo thu nhập bình qn và theo chính sách ưu đãi của xã hội đối với đồng bào DTTS nhằm mục đích giúp đồng bào DTTS tăng về dân số do sinh nở, kết hôn, di chuyển cư trú đến ổn định nơi sinh sống.
Từ việc đáp ứng ổn định nơi sinh sống bằng có đất ở tại địa phương của đồng bào DTTS thì chính quyền địa phương mới tiến hành phân bổ đất tự nhiên, đất canh tác và đất SXNN cho đồng bào DTTS căn cứ trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Nhà nước quy định; căn cứ trên nhân khẩu và phong tục tập quán sản xuất truyền thống của đông bào DTTS đã được phân bổ đất ở đang sinh sống thực tế tại địa phương. Thực tế hiện nay chúng ta thấy đất tự nhiên và đất canh tác của nước ta được tính trên đầu người ngày càng giảm vì áp lực tăng dân số ngày càng tăng, sự phát triển của đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật tăng đến chóng mặt. Trên thế giới, diện tích đất canh tác trên đầu người bình quân của thế giới chỉ còn 0,52 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương cịn dưới 0,36 ha và ở Việt Nam chỉ còn 0,25 ha [10]. Theo tính tốn của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu thiết yếu của mỗi con người thì mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác [15]. Với đồng bào DTTS, vấn đề này càng trở nên gay gắt chính vì vậy, việc phân bổ, quản lý, giữ gìn, giao đất và sử dụng đất có chất lượng tốt để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sao cho tiết kiệm, hiệu quả đối với
37
chính quyền địa phương và đối với đồng bào DTTS là một nguyên tắc xuyên suốt trong các quy định chính sách về đất sản xuất nông nghiệp của nhà nước.
Ba là, sử dụng đất cần đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài của vùng đồng
bào các DTTS.
Lịch sử đã chứng minh có “an cư mới lạc nghiệp” [4], nơi ở của đồng DTTS phải được ổn định trên việc có đất ở, cơng tác SXNN của đồng bào DTTS phải được tiến hành trên nền đất tốt, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống trong lao động tăng gia SXNN mới có hiệu quả; trong khi đó việc hình thành đất để có độ phì nhiêu thì cần thiết phải cho canh tác nông nghiệp. Trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, việc chuyển đổi sử dụng đất đang SXNN vào các mục đích khác cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng để khơng rơi vào tình trạng chạy theo những nhu cầu cá nhân, những mong muốn, lợi ích trước mắt và không đem lại hiệu quả lâu dài trong đồng bào DTTTS nói riêng và của người dân nói chung. Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể, có tầm nhìn dài hạn, đảm bảo tính phù hợp và thích ứng đối với từng địa bàn, từng bộ tộc thiểu số và đa số khác nhau.
Để đảm bảo sinh kế cho đồng bào DTTS lâu dài, bền vững, việc sử dụng đất ở, đất SXNN phải đi kèm với bảo vệ, chăm sóc, duy trì và ổn định đất và có những chính sách phát triển nơng lâm nghiệp sao cho đồng bào thực sự được hưởng thành quả và làm giàu từ đất đai.