Cần có cơ chế hành lang pháp lý ban hành để đảm bảo quyền tiếp cận và sử dụng đất ở, đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 89 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc

3.1.1. Cần có cơ chế hành lang pháp lý ban hành để đảm bảo quyền tiếp cận và sử dụng đất ở, đất

sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào các dân tộc thiểu số

Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo Đảng ta, công cuộc đổi mới của nước ta được khởi xướng, duy trì và phát triển, nhiều sự chuyển mình đột phá trên các phương diện về KT-XH, trong đó có việc phát triển về tư duy và đột phá trong xây dựng đường lối, chính sách, hệ thống luật pháp được nêu cao; khẳng định các giá trị về quyền con người, quyền được thực thi và quyền được bảo vệ các giá trị đó, đặc biệt đối với người dân là DTTS. Các quy định về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ln đặt quyền con người vào vị trí trung tâm, hàng đầu làm mục tiêu, động lực để duy trì và phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội. Các chủ trương đó đã thể hiện một nền tảng của tư duy, tư tưởng, hành động chủ đạo với mục tiêu đem lại sự phát triển vượt bậc về nhận thức lý luận trong công cuộc phát triển KT-XH và đề cao các giá trị về quyền con người ở nước ta.

Cương lĩnh 1991 chứa đầy đủ các nội dung xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, xác định tầm quan trọng của chính sách dân tộc, trong đó cương lĩnh đã nhấn mạnh quyền bình đẳng chính trị của các DTTS: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hố, ngơn ngữ, tập qn, tín ngưỡng của các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc”.

Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị năm 1989 (khoá VI) về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển KT-XH miền núi cũng đã chỉ rõ nguyên tắc để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc: “để thực hiện trên thực tế quyền bình

90

đẳng giữa các dân tộc, một mặt, pháp luật phải bảo đảm quyền bình đẳng đó; mặt khác, phải có chính sách và tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc miền núi vươn lên mạnh mẽ, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, coi trọng đào tạo cán bộ người dân tộc; tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hóa chung của cả nước, tạo ra sự phong phú, đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng quy định rõ quyền của cơng dân Việt Nam có các quyền: sở hữu tài sản (bao gồm cả tư liệu sản xuất), tự do kinh doanh những gì mà pháp luật khơng cấm, được thơng tin theo luật định, có quyền trong việc quyết định chỗ ở, tự do cư trú, bình đẳng giữa các tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, đời tư cá nhân… được quy định trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật Hơn nhân và Gia đình, Luật Cư trú, Luật Hộ tịch, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp v.v..

Chính vì vậy, việc có đất ở, nhà ở, đất sản xuất; quyền tiếp cận, sử dụng đất ở đất sản xuất là quyền của đồng bào DTTS cần được quy định trong Luật đất đai.

Đồng bào DTTS là các công dân của nước Việt Nam, được hưởng quyền của “mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật” theo quy định của Điều 16, Hiến pháp năm 2013; được hưởng đầy đủ các quyền theo luật định cũng như được hưởng các quyền ưu tiên, quan tâm mọi mặt trong đời sống xã hội, thể hiện yếu tố đặc thù về trình độ phát triển, phong tục tập quán và đặc điểm kinh tế - văn hóa từng vùng, từ bộ tộc dân tộc thiểu số cần được quy định bằng Bộ Luật cụ thể (gọi là Luật Dân tộc). Nếu Luật Dân tộc được Đảng và Nhà nước đồng ý cho ban hành sẽ là Bộ Luật quy định về cơ chế bảo đảm thực thi các quyền con người, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các quyền đặc thù do Đảng và Nhà nước ban hành; đặc biệt trong đó có các quy định về giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam nhằm phát huy đại đoàn kết dân tộc. Đây là mục tiêu, động lực của đất nước ta trong công cuộc phát triển xây dựng quốc gia.

91

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)