7. Kết cấu của luận văn
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các dân tộc
3.1.2. Tôn trọng giá trị truyền thống và đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng chính
để xây dựng chính sách đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho phù hợp
Các giá trị truyền thống và đặc điểm của đồng bào DTTS như tự nhiên, lịch sử và kinh tế từng vùng, tập quán lối sống từng dân tộc là yếu tố then chốt để định hướng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS. Để hệ thống pháp luật và các chính sách về đất ở, đất sản xuất nơng nghiệp đối với đồng bào các DTTS đi vào đời sống thực tế thì việc xây dựng hệ thống pháp luật, các chính sách dân tộc và các chương trình dự án phát triển vùng DTTS cần phải được xem xét, tính tới các yếu tố, giá trị truyền thống, đặc điểm của từng vùng DTTS như một điều kiện để bảo đảm cho tính phù hợp của chính sách, địi hỏi cần được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng về phong tục tập quán truyền thống trong sinh hoạt và SXNN của từng vùng DTTS.
Điển hình như đồng bào dân tộc H'Mơng thường cư trú ở độ cao từ 800m đến 1500m so với mực nước biển, hầu hết họ đều sinh sống, cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Họ tập trung trong một khu vực, địa bàn tương đối rộng lớn, dọc theo biên giới Việt – Trung, Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An... Những năm 1980, 1990, một số gia đình dịng họ người H'Mông đã di dân vào Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum [36] theo tập quán du canh, du cư. Người dân tộc H'Mông hầu như không sống xen kẽ với các dân tộc khác, nhà của họ được dựng trên các triền núi, phía trước có suối, nguồn nước, phía sau có núi che chở; họ thường sinh sống ở vùng khí hậu lạnh nên nhà của họ thường thấp và khơng có cửa sổ [8];
Người dân tộc Tày chuyên sống bằng nghề nông nghiệp với truyền thống làm ruộng nước, thâm canh, thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng, đập lúa ở ngoài đồng rồi dùng dậu gánh thóc về nhà. Lao động sản xuất của người dân tộc Tày gắn liên với việc trồng lúa nước và lúa khô, hoa màu, cây ăn quả..., chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm; các nghề thủ công tiêu biết của gia đình người Tày như nghề dệt thổ cẩm, buôn bán họp chợ… đem lại kinh tế quan trọng trong đời sống của họ. Họ thường cư trú ở các vùng thung lũng tại các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn,
92
Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái; sống thành bản làng, ngôi nhà truyền thống của người họ là nhà sàn có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột, có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ, xung quanh nhà che bằng ván gỗ, liếp nứa [2].
Người Dân tộc Thái thường cư trú chủ yếu ở các vùng núi cao, thành các bản làng ở các thung lũng, bên những con suối; cuộc sống hòa với thiên nhiên để tiện cho việc cấy lúa nước, trồng lanh, dệt vải. Ngôi nhà truyền thống của họ là nhà sàn cao ráo đã tạo nên nếp sống, nét văn hóa đặc trưng riêng [30].
Người Dân tộc Khmer đều sinh sống và gắn với phát triển nghề thâm canh lúa nước, chọn giống lúa, làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, trồng nhiều dưa hấu; chăn ni trâu bị để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt. Người Khmer ở dọc biên giới Việt - Campuchia và một số nhỏ trong các chùa phật giáo thường ở nhà sàn, cịn lại các vùng khác số đơng người họ ở nhà đất [5] …
Các Dân tộc Kháng, Khơ Mú, Chăm và Phù Lá và các dân tộc khác... cịn có nhiều nét đặc trưng truyền thống khác nhau, vì vậy đây là vấn đề cần được các cơ quan làm chức năng quản lý về công tác dân tộc phối hợp với các cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về đất đai tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai cơng cuộc thống kê, quy hoạch, kế hoạch, phân bổ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS phải lấy đặc điểm truyền thống theo từng khu vực người DTTS sinh sống làm căn cứ để ban hành các văn bản dưới Luật, bằng các quy định chính sách cho phù hợp với từng đối tượng người DTTS, phù hợp với thực tiễn đời sống, tâm lý người dân và cộng đồng, nhằm giúp đồng bào ổn định kế sinh nhai, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giúp họ yêu thích mảnh đất nơi họ được Nhà nước giao cho; hỗ trợ họ để canh tác, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian… Đây là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào DTTS Việt Nam đảm bảo tính khoa học, bền vững, phù hợp với truyền thống và đặc điểm riêng của từng đồng bào DTTS có thể thực hiện bằng hai phương thức sau:
Thứ nhất, ban hành một đạo Luật Đất đai trong đó có nội dung quy định
93
khung cứng và tiến hành ban hành các quy định chi tiết của nội dung này, tạo hành lang pháp lý về đất ở, đất SXNN cho đồng bào DTTS.
Thứ hai, tiến hành rà sốt lại tất các chính sách hiện hành có liên quan đến
đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS để bổ sung, chỉnh sửa các nội dung còn thiếu, chưa phù hợp với vấn đề về đất ở, đất SXNN vùng DTTS; nghiên cứu thống kê kỹ lưỡng phong tục, tập quán, luật tục của từng đồng bào DTTS liên quan đến từng Bộ Luật chuyên ngành để có sự bổ sung, sửa đổi phù hợp.
Việc ban hành các chính sách về đất ở, đất sản xuất vùng DTTS cần được xét đến góc độ các quy định các mối quan hệ giữa các dân tộc nhằm đảm bảo tính thực thi tuyệt đối, đáp ứng đúng nhu cầu của đồng bào DTTS; xét đến mối quan hệ của bộ máy làm công tác về quản lý đất đai và quản lý Nhà nước về công tác dân tộc.
Cần tiến hành khảo sát trước khi xây dựng các chương trình, dự án, dự thảo nghị định, thơng tư đảm bảo tính đúng đắn, tính xác thực, số liệu chính xác để đưa ra các giải pháp đúng và trúng theo nguyện vọng phong tục bà con DTTS; tránh tình trạng khảo sát khơng thực chất, tự thể hiện ý chí chủ quan của nhà quản lý tự điền vào phiếu khảo sát và chưa thể hiện được ý kiến của đối tượng được điều chỉnh là đồng bào DTTS. Các chính sách về đất đai được ban hành liên quan đến đồng bào DTTS sẽ là căn cứ, lý do để xem xét việc xây dựng Bộ Luật là Luật Dân tộc, trung thành với các yếu tố chủ đạo là tính “thống nhất trong đa dạng”, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, cùng phát triển, khơng có dân tộc nào là anh hay là em mà đây là quan điểm của Nhà nước trong việc kêu gọi tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số; tránh tình trạng khi cán bộ, công chức thực thi việc phân bổ đất đai, phân bổ những chính sách về xố đói, giảm nghèo, có biểu hiện hành động ưu tiên cho dân tộc mình hơn dân tộc khác và ngược lại. Luật Dân tộc cần đi sâu vào những phong tục tập quán riêng biệt của từng bộ tộc thiểu số liên quan đến đời sống, sinh kế, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…; đối chiếu với các Bộ Luật chuyên ngành và Luật đất đai sắp ban hành để có những quy định riêng về đồng bào DTTS mà chưa Bộ Luật nào đề cập… nhằm củng cố được ý thức tự tin và tự tôn dân tộc, mong muốn được bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc mình, tạo điều kiện phát triển trong lao động và sản xuất, trong đời sống kinh tế - xã hội, tôn trọng giá trị truyền thống và đặc điểm của đồng bào DTTS để xây dựng Bộ
94
Luật đặc thù. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đất đai hiện nay cho đồng bào DTTS mới chỉ tập trung vào việc giao đất mà chưa đi kèm với các hỗ trợ về mặt kỹ thuật để họ có thể khai thác, canh tác một cách hiệu quả và bền vững. Chính vì thế mà ở nhiều nơi, đồng bào DTTS dù được giao đất, giao rừng nhưng vẫn không canh tác được một cách hiệu quả và chưa tạo được sinh kế, thu nhập ổn định từ đất. Lấy yếu tố tập quán canh tác và sử dụng đất của đồng bào làm căn cứ và cơ sở để tái cấu trúc hệ thống pháp luật và quản lý đất đai, xây dựng mơ hình quản lý và quy định của các chính sách thích hợp với tinh thần, văn hố của đồng bào để duy trì sự ổn định hệ thống chiếm hữu và quản lý đất đai của giai cấp thống trị theo hướng hình thành hệ thống chiếm hữu và quản lý nhiều tầng, nhiều hình thức, trong đó đặc biệt chú ý tới sự tác động tích cực của truyền thống chiếm hữu và quản lý cộng đồng đối với rừng, đất và nước.
Đề xuất xây dựng Luật Dân tộc cần học tập mơ hình xây dựng Luật Thanh niên. Đưa phương pháp nghiên cứu so sánh, đối chiếu thì Luật Thanh niên quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của 01 đối tượng là thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên do Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh niên tham mưu ban hành. Đối với Uỷ ban Dân tộc là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc đa ngành, đa lĩnh vực, đa đối tượng quản lý (người cao tuổi, phụ nữ, thanh niên, đồn viên, đội viên, thiếu nhiên, nơng dân, tri thức…) là người DTTS và khu vực quản lý là vùng DTTS và miền núi ở các vùng miền khác nhau trên cả nước trong suốt 76 năm xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống cơ quan làm công tác Dân tộc. Hơn nữa, trình độ, năng lực, sức khỏe, sản xuất và khả năng hòa nhập… với dân tộc đa số và với xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao. Đây là những yếu tố cần thiết để Uỷ ban Dân tộc có trách nhiệm tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành Luật Dân tộc để bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào DTTS; quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của đồng bào DTTS; chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các cá nhân… đối với đồng bào DTTS; quy định chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc của hệ thống cơ quan công tác dân tộc.
95