Các địa phương cần chủ động giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào theo đặc thù địa bàn

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 100 - 112)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về đất ở, đất nông nghiệp đối với đồng bào

3.3.3. Các địa phương cần chủ động giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào theo đặc thù địa bàn

theo đặc thù địa bàn

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm bàn hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các quy định của pháp luật, chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào theo đặc thù địa bàn. Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai và thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nay là Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 “Hồn thành cơ bản cơng tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Tiến hành quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xơi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào” (điểm b, khoản 2, Điều 1, Nghị quyết số 88/2019/QH14).

101

Trước tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đặt ra nhiều yêu cầu mới, phức tạp hơn trong việc ổn định và phát triển KT-XH của từng địa phương và việc thực hiện các chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn trong tình hình mới địi hỏi các địa phương phải có sự đổi mới mang tính đột phá, quyết liệt, hiệu quả. Nhằm góp phần thực hiện những vấn đề mang tính ngun tắc của quy định pháp luật về đất ở, đất SXNN cho đồng bào DTTS là: Bình đẳng, tơn trọng, đồn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển. Luận văn đề ra một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả quy định pháp luật về đất ở, đất SXNN cho đồng bào DTTS của các địa phương trong thời gian tới, đó là:

Một là, tiếp tục triển khai có hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật

và chính sách về đất ở, đất SXNN cho đồng bào DTTS dân tộc đang còn hiệu lực thi hành; tổ chức tốt cơng tác rà sốt, hệ thống hố, kiểm tra, tự kiểm tra theo chức năng, thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân tộc và chính sách dân tộc; rà sốt các chương trình, dự án thuộc các tiểu dự án Chương trình mục tiêu Quốc gia theo từng lĩnh vực, địa bàn để tránh chồng chéo, cấp 2 lần kinh phí cho các dự án có cũng 1 nội dung nhưng khác tên gọi; tăng cường công tác giám sát của các tầng lớp nhân dân, các đồng bào DTTS, hệ thống thơng tin truyền thơng trong q trình thực hiện các chương trình, dự án thuộc Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Hai là, đổi mới tư duy tổ chức thực hiện triển khai chính sách về đất ở, đất

SXNN theo hướng phân cấp cho cấp huyện, xã trực tiếp quản lý nguồn lực, nhân khẩu đồng bào DTTS, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các dự án về đất đai, thực hiện tốt tiêu chí phân định đất đai cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, xác định đối tượng đất, địa bàn đất cần thiết và đối tượng người DTTS cần ưu tiên tập trung; tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư, phân bổ đất đai đảm bảo phân bổ đồng đều, phát triển tổng thể, cân bằng giữa các khu vực, chất lượng đất và giữa các Bộ tộc DTTS. Đột phá và chỉnh đốn các mặt công tác quản lý của Nhà nước về công tác dân tộc theo hướng kết hợp với các Bộ, ngành và theo mơ hình nắm bắt thực tế tại địa phương các cấp để đề xuất và tham gia thẩm

102

định chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng, quy hoạch, kế hoạch về đất ở, đất sản xuất đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng và các mặt cơng tác khác nói chung; đưa ra các biện pháp hữu hiệu trên cơ sở phong tục, tập quán, nguyện vọng của đồng bào trong công tác giao đất và quyền sử dụng của các hộ gia đình, đảm bảo phù hợp và hạn chế tình trạng cầm cố, mua bán, sang nhượng đất đai của người DTTS; ban hành khung và mức phạt hành chính để xử lý kịp thời đối với các trường hợp du canh du cư trái phép.

Ba là, Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào

còn thiếu; thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế như: Hỗ trợ trồng rừng, bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển sản xuất; huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy tối đã và áp dụng tốt thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; tạo điều kiện để người dân vay vốn với lãi suất thấp, được hưởng các chính sách hỗ trợ về giống, tư vấn cây trồng có giá trị kinh tế cao giúp người dân có thu nhập, yên tâm an cư, lập nghiệp trên mảnh đất mình đang ở, yên tâm sản xuất trên đất nông nghiệp được qiao, tham gia bảo vệ rừng cho Nhà nước.

Bốn là, chủ động nghiên cứu các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn về

đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn phù hợp với đặc thù địa bàn như: nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ vùng đồng bào DTTS và miền núi các cấp để phục vụ công tác dự báo, hoạch định, quản lý thực hiện chính sách dân tộc; nghiên cứu mơ hình, cơ chế để người dân sống gần rừng có thể n tâm với vai trị chủ rừng, có đủ thù lao để sống được với nghề rừng; nghiên cứu mơ hình và giải pháp chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở, đất sản xuất một cách khoa học và cụ thể, phù hợp với các quy luật khách quan về kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ mơi trường và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án.

Năm là: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc,

103

sử dụng đất rừng, đổi mới cơ chế khốn quản lý, bảo vệ rừng; khắc phục tình trạng chế độ thù lao thấp, dẫn đến người nhận khoán quản lý rừng thiếu trách nhiệm, làm cho rừng bị chặt phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, tạo mục tiêu, động lực bảo vệ rừng bền vững; chống mọi biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Sáu là, tích cực phát hiện, biểu dương, tôn vinh các tấm gương là cán bộ,

công chức, già làng, trưởng bản, người tiêu biểu có uy tín, doanh nhân, nhà khoa học trong cộng đồng các DTTS có thành tích trong cơng tác dân tộc và có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng vùng DTTS trên địa bàn.

Bảy là, tăng cường giao lưu, học hỏi các nước trên thế giới và chắt lọc các

phương thức hữu hiệu, phù hợp với Việt Nam trong việc quản lý các bộ tộc, bộ lạc; quy định các chính sách đặc thù xã hội đối với các bộ tộc ít người.

104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những phân tích, đánh giá quy định pháp luật về đất ở, đất SXNN cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số định hướng cũng như giải pháp, nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật. Đồng thời, để có thể giải quyết được vấn đề hiện còn tồn tại, các giải pháp này phải có tính đồng bộ và lâu dài.

Chương đã đề ra được 03 định hướng, 02 nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật về đất ở đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, 01 nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật về đất SXNN đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, 03 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đất ở, đất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhìn chung, các định hướng mà luận văn đề xuất chủ yếu hướng tới quyền của đồng bào DTTS, đó là quyền tiếp cận đất ở, có đất sản xuất, xa hơn nữa là quyền của người DTTS được tiếp cận trên mọi lĩnh vực về đời sống, văn hóa, kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh… đây cũng là quyền lợi chính đáng mà người dân đáng được hưởng, nhằm ổn định lâu dài đời sống của họ. Đồng thời, các chính sách đất đai dành cho đồng bào nhất thiết phải tính đến tập qn, thói quen canh tác, sử dụng đất cũng như những giá trị truyền thống của người dân trong sử dụng đất. Những chính sách đất đai này cần được xây dựng và áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất không chỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mà trên cả nước.

Các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đất ở đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được đưa ra một cách vừa linh hoạt, vừa có nguyên tắc, đã dạng để giải quyết vấn đề thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa; khắc phục được tình trạng đồng bào thường xuyên định cư ngay trên đất sản xuất khiến cho quỹ đất sản xuất đã ít lại càng thiếu hơn. Các nhóm giải pháp đã thể hiện được tính năng động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Đồng thời các giải pháp đưa ra cũng phát huy các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, đề ra định hướng để các địa phương kết nối với các cơ sở tiếp nhận lao động, giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định cho bà con.

105

Nhìn chung, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về đất ở, đất sản xuất nơng nghiệp cho đồng bào DTTS, gồm có các giải pháp chính là: sửa đổi, bổ sung các quy định để giải quyết tình trạng mua bán trái phép đất ở, đất sản xuất của vùng DTTS; ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các điều kiện thực hiện quyền với đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS; khuyến khích giao đất nông, lâm nghiệp, đất sinh hoạt chung của cộng đồng, đất tơn giáo, văn hố cho cộng đồng DTTS quản lý và sử dụng; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cho đồng bào DTTS. Để thực hiện được các giải pháp trên, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tính tốn, nghiên cứu thật kỹ, cân nhắc áp dụng từng giải pháp với tình hình quỹ đất eo hẹp như hiện nay mà tốc độ tăng trưởng dân số đang cao thì đây chỉ là những giải pháp lâu dài có tính khả thi và tính bền vững cao./.

106

KẾT LUẬN

Trong q trình cơng tác về mảng xây dựng pháp luật và tham mưu góp ý kiến cho các hồ sơ dự thảo của các bộ Luật do các Bộ, ngành soạn thảo, trong đó có dự thảo hồ sơ Luật đất đai (sửa đổi) của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cá nhân em nhận thức và đặc biệt rất quan tâm đến vấn đề đất đai, nó gắn liền với câu nói của cha ơng tác bao đời nay để lại: có “an cư” mới “lạc nghiệp”, có an dân đất nước mới vững chãi và phát triển, đời sống nhân dân mới đi lên, từ đó mỗi tế bào gia đình góp một phần giàu mạnh cho bản thân và cho quê hương đất nước. Tất cả các quan điểm đó đều cần được thể hiện qua hệ thống pháp luật của nước ta về đất đai. Sự trường tồn và khẳng định diện tích đất là chủ quyền của một quốc gia, một địa phương, một làng, bản hay một gia đình về thuộc địa đất đai, về vùng trời, vùng biển và vùng đất đều bắt nguồn và quyết định từ đất đai. Điều này cần được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam để làm căn cứ cho người dân và các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về đất đai triển khai thực hiện hiệu quả.

Đối với đồng bào dân tộc cũng không nằm trong ngoại lệ của người dân và của quốc gia dân tộc, cũng mong muốn mình được quyền tiếp cận đến đất đai, quyền sở hữu đất đai và quyền được ổn định kế sinh nhai, làm giàu phát triển gia đình, quê hương, Bộ tộc… Do vậy, em xác định nghiên cứu tên đề tài phục vụ cho Luận văn Thạc sĩ là "Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi”. Luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của Nhà nước ban hành, có nội dung cụ thể quan tâm công nhận tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có đất ở, đất SXNN. Đây là nguồn tài nguyên quý giá của nước nhà, là tư liệu sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào DTTS thường xuyên cư trú chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới tiếp giáp với đường biên các nước trong khu vực và đặc biệt cư trú tại tỉnh Quảng Ngãi, nơi có khu vực tại miền Trung đất nước, tiếp giáp với dãy núi Trường Sơn, hướng ra biển Đông, giáp tỉnh Quảng Nam, tỉnh Bình Định, tỉnh Kon Tum và giáp biển Đơng; tỉnh có 29 bộ tộc là dân tộc thiểu số, chiếm 14,9% dân số toàn tỉnh, đa phần họ sinh sống và cứ trú theo nhóm, bộ tộc, làng, bn làng ở miền núi và vùng cao.

Luận văn đã xác định được mục đích nghiên cứu là làm rõ các vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; cơ chế điều chỉnh pháp luật, khung pháp lý hiện hành; chỉ ra những hạn chế của pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp về đất ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hồn thiện quy định của pháp luật

107

về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp để đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và của cả nước nói chung được hưởng lợi, phát triển đi lên cùng đất nước từ những quy định pháp luật về đất đai cũng như quy định của một Bộ Luật được mang tên Luật Dân tộc để quy định các vấn đề đặc thù về chính sách kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội xung quanh đời sống của đồng bào DTTS trên cả nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đồng bào; quy định chức năng nhiệm vụ về hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước làm công tác dân tộc.

Luật văn đã thực hiện đúng nhiệm vụ nghiên cứu, xác định đối tượng nghiên cứu về các quan điểm, lý thuyết về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào các DTTS; các quy định pháp luật và tình hình thực tiễn thực hiện các quy định này

Một phần của tài liệu Pháp luật về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ngãi (Trang 100 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)