Lưu Quốc Thái (2016), tlđd 18, tr 11-12.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 27 - 29)

20

Từ hai lý do trên, việc xây dựng các quy định của pháp luật đảm bảo QSDĐ cho đồng bào DTTS là thực sự cần thiết.

1.3.1.2. Cơ sở thực tiễn

 Vị trí và những đóng góp của đồng bào DTTS.

Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng và những đóng góp của đồng bào DTTS, việc Nhà nước đặt ra các quy định pháp luật nhằm bảo vệ QSDĐ cho họ là điều tất yếu. Từ thời nhà Lý, các vị vua đã biết vận dụng việc phong quan tước, hậu đãi các tù trưởng địa phương, “chính sách hơn nhân” nhằm tạo mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa các dân tộc, các địa phương với nhau, ngồi ra, đây cũng chính là “phần thưởng” cho họ sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077. Ngày nay, trải qua hàng ngàn năm “kề vai sát cánh”, tuy đồng bào DTTS cịn rất nhiều khó khăn, nhưng những đóng góp của họ thật lớn lao. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sát sao đến đối tượng này bằng nhiều chính sách, trong đó có những chính sách về đất đai như chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất; chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất cho đồng bào DTTS,...

 Nhu cầu được Nhà nước đảm bảo QSDĐ.

Thứ nhất, đa số đồng bào DTTS có trình độ dân trí thấp. Do đồng bào DTTS

chủ yếu sinh sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa nên rất khó khăn để tiếp cận tri thức, cập nhật các công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, họ cũng khơng có nhiều cơ hội tìm hiểu pháp luật bởi số lượng người mù chữ vẫn còn cao (khoảng 2 triệu người23

) và họ cho rằng họ không cần thiết phải biết chúng. Trình độ dân trí là một trong những nguyên nhân làm cho đồng bào DTTS có vị thế yếu trong xã hội. Đây là một trong những cản trở đối với việc tự bảo vệ quyền nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng của đồng bào DTTS.

Thứ hai, kinh tế vùng người dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tỉ lệ nghèo

của người DTTS còn quá cao, năm 2015 là 48,7% và vẫn còn khoảng 10% hộ DTTS đói hàng năm24

. Vì kinh tế - xã hội phát triển không đồng đều, điều kiện và mức sống còn chênh lệch giữa các dân tộc nên Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, thực hiện các đường lối, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cho người đồng bào DTTS, đặc biệt là các chính sách về đất đai, có thể kể đến chính sách giao đất ở, đất

23 . Thanh Hùng (2017), Cả nước còn gần 2 triệu người mù chữ, https://vietnamirict.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/ca-

nuoc-con-gan-2-trieu-nguoi-itiu-chu-420032.ht ml. [truy cập ngày 28/1/2019].

24. Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015, Uỷ ban dân tộc, http://cema.gov.vn/ ket-qua-dieu-tra-thuc-trang-kt-xli-53-dan-toc-thieu-so-nam-2015.htm. [truy cập ngày 28/1/2019]. dieu-tra-thuc-trang-kt-xli-53-dan-toc-thieu-so-nam-2015.htm. [truy cập ngày 28/1/2019].

21

sản xuất nhằm để người dân ổn định chỗ ở, tăng gia sản xuất cải thiện cuộc sống. Như vậy, đồng bào DTTS có vị trí vơ cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên do sinh sống ở vùng có điều kiện khó khăn về mọi mặt, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, kinh tế nghèo nàn và nhận thức pháp luật kém nên việc bảo đảm QSDĐ của đồng bào DTTS hiện nay còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Chính vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra đối với Nhà nước là cần phải đặc biệt quan tâm đến đối tượng yếu thế này, thiết lập các quy định pháp luật nhằm đảm bảo QSDĐ của họ và tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào DTTS có thể tiếp cận đến các quy định của pháp luật.

1.3.2. Các vấn đề pháp luật điều chỉnh nhằm đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số đồng bào dân tộc thiểu số

Đại Từ điển Tiếng Việt giải thích đảm bảo (hay bảo đảm) mang nghĩa là:

“Cam đoan chịu trách nhiệm về việc gì đó: bảo đảm hồn thành kế hoạch, bảo đảm giữ gìn bí mật; Làm cho có được điều gì: bảo đảm quyền dân chủ, đời sống được bảo đảm; Có đủ trọn vẹn các điều quy định: chất lượng bảo đảm, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; Chắc chắn, đạt tiêu chuẩn cần thiết: các phương tiện, khí tài rất bảo đảm”25

. Ngoài ra, Từ điển Luật học cũng diễn giải về bảo đảm pháp luật là “mọi

quyền, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cơng dân,... đều được nhà nước bảo hộ bằng những điều luật cụ thể trong các đạo luật cụ thể”26. Vì vậy, Nhà nước có trách

nhiệm bảo đảm quyền công dân đã được ghi nhận trong các đạo luật phải được thực thi, phải tạo điều kiện tốt nhất để mọi công dân được hưởng các quyền con người của mình.

Về khái niệm “đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số”,

có thể hiểu, đó là việc các chủ thể (cá nhân, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội...) có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp, cách thức để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền cơ bản của công dân nhằm bảo vệ và thực thi hiệu quả các QSDĐ của đồng bào DTTS trong các hoạt động của mình và ngăn ngừa sự lợi dụng, lạm dụng, vi phạm quyền từ các chủ thể khác.

Về khái niệm “Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân

tộc thiểu số” Luật Đất đai năm 2013 đã luật hóa sự đảm bảo quyền sử dụng đất cho

đồng bào DTTS tại Điều 27: Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)