Nội dung pháp luật đặc thù về việc đảm bảo quyền sử dụng đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 45 - 47)

- Giấy giờ về QSDĐ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

2.2. Nội dung pháp luật đặc thù về việc đảm bảo quyền sử dụng đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số

đồng bào dân tộc thiểu số

Luật Đất đai năm 2013 đã luật hóa sự đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Điều 27: Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào DTTS. Theo đó, Nhà nước phải có chính sách đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nơng thơn có đất để sản xuất nông nghiệp. Đây là lần đầu tiên trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất nông nghiệp được ghi nhận trong một đạo luật. Trước đây, chúng được quy định ở các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn như các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư, Nghị định,... điều này vơ hình chung khiến hiệu quả thi hành chưa đạt như mong muốn. Đồng bào DTTS là một đối tượng yếu thế trong xã hội, vì vậy việc đảm bảo QSDĐ cho họ bằng pháp luật thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với đối tượng này, đồng thời cũng nhằm định hướng các chính sách, bảo vệ đồng bào DTTS khỏi những hành vi xâm phạm từ các đối tượng khác.

Nhìn chung, các chính sách riêng mà Nhà nước áp dụng đối với đồng bào DTTS nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sử dụng đất của họ, chủ yếu thể hiện dưới góc độ các ưu đãi về mặt tài chính. Cụ thể:

Thứ nhất, miễn, giảm tiền sử dụng đất và miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Điều 110 Luật Đất đai 2013 quy định: Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây: “...Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo;... Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số;...”.

Hộ gia đình, cá nhân là DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo thường khó có cơ hội được tiếp xúc với tri thức, sự phát triển của khoa học công nghệ, giao thông không thuận lợi kéo theo giao thương không phát triển. Người dân sống ở vùng này chủ yếu sinh sống bằng việc tự cung tự cấp, đất đai là tư liệu sản xuất chính. Vì vậy, Nhà nước có chính sách miễn,

38

giảm tiền sử dụng đất nhằm hỗ trợ người dân nghèo cịn gặp nhiều khó khăn, mặt khác trấn an tinh thần, khiến họ yên tâm canh tác, tích cực lao động, sản xuất cải thiện cuộc sống.

Hộ gia đình DTTS được xác định là hộ có chủ hộ hoặc có vợ, chồng của chủ hộ là người DTTS theo quy định của pháp luật36

. Cụ thể như sau:

❖Miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo37

. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất khơng phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào DTTS có hộ khẩu thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

❖Giảm tiền sử dụng đất

Hộ đồng bào DTTS khơng thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, công nhận QSDĐ (cấp Giấy chứng nhận) lần đầu hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất ở thì được giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở (hạn mức giao đất ở do UBND cấp tỉnh quy định căn cứ vào quỹ đất của địa phương, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông thôn, quy hoạch xây dựng đô thị). Hộ đồng bào DTTS được giảm tiền sử dụng đất phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi có đất được cấp Giấy chứng nhận, được cơng nhận QSDĐ, được chuyển mục đích sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân đồng bào DTTS sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được UBND cấp xã

36. Uỷ ban dân tộc, số: 1031/UBDT-CSDT ngày 26 tháng 9 năm 2017 về việc xác định hộ đồng bào dân tộc thiểu số. 37. Danh sách các xã đặc biệt khó khăn: quy định tại Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ 37. Danh sách các xã đặc biệt khó khăn: quy định tại Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thơn đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020, và Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2017 về phê duyệt danh sách thơn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, n, I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, bổ sung, điều chinh bởi Quyết định số 103/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 1 năm 2019.

39

nơi có đất xác nhận khơng cịn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc khơng cịn khả năng lao động38

.

❖Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Nhà nước miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê đất để sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào DTTS39

. Như vậy, trường hợp hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số khi thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê để sản xuất nơng nghiệp thì khơng phải trả tiền thuê đất, thuê mặt nước cho Nhà nước.

❖Miễn lệ phí trước bạ

Nhà ở, đất ở của đồng bào DTTS ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, Tây Nguyên; nhà ở, đất ở của hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa thì được miễn lệ phí trước bạ40

.

Thứ hai, một số chính sách pháp luật đất đai khác của Nhà nước dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS là phát triển sản xuất, đẩy mạnh kinh tế, ổn định đời sống và thốt nghèo bền vững. Chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số (chương trình 134) là chính sách chủ đạo nhằm đảm bảo cho hộ DTTS có đất để dựng nhà ở, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. Cụ thể: Đảm bảo mỗi hộ DTTS có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất mộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp; Đảm bảo mỗi hộ DTTS ở nơng thơn có tối thiểu tối thiểu 200 m2 đất ở; Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà;...

Ngoài ra, một số chính sách khác cùng lồng ghép các quy định về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào DTTS như: chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020; Chương trình 135 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)