Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi bị người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 39)

- Giấy giờ về QSDĐ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

2.1.3. Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi bị người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình

khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình

Đất đai thuộc sở hữu tồn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. QSDĐ và tài sản gắn liền với đất như là quyền tài sản của công dân. Vì vậy, khi bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai, Nhà nước sẽ đứng ra bảo hộ cho người sử dụng đất.

Căn cứ vào mức độ vi phạm, người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự và trách nhiệm dân sự. Người sử dụng đất bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo hộ và được bồi thường thiệt hại (nếu có):

Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quỹ định: hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác có thể bị phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng, ngồi ra cịn bị buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Điều 31 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định việc chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng nhà ở của tổ chức thực hiện dự án kinh doanh bất động sản có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 1.000.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.

Điều 228 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù đến 07 năm tùy mức độ vi phạm.

Bên cạnh đó, Điều 229 và Điều 230 của Bộ luật này cũng có chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai và quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Nhà nước đặt ra các chế tài như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất về đất đai, mặt khác đây là biện pháp xử phạt, răn đe, giáo dục những người đã có hành vi xâm phạm và đang có ý định thực hiện hành vi sai trái đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)