Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2085/QĐ TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 34 - 36)

TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, nêu mục tiêu cụ thể là giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất. Song song đó, hồn thành các dự án định canh định cư tập trung theo kế hoạch được duyệt để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào DTTS du canh, du cư còn lại theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Kết luận chƣơng 1

Nội dung chương 1 chủ yếu làm rõ những khái niệm có liên quan đến pháp luật về bảo đảm QSDĐ cho đồng bào DTTS. Đó là các khái niệm giải thích thế nào là đồng bào, dân tộc, dân tộc thiểu số, đồng bào dân tộc thiểu số, quyền sử dụng đất

cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số và một số khái niệm có liên quan khác.

Thêm vào đó, tác giả cũng phân tích đặc điểm, vị trí, tầm quan trọng của đồng bào DTTS, để từ đó lý giải sự cần thiết phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc đảm bảo QSDĐ cho họ. Trong chương này, luận văn đã trình bày khái quát một số QSDĐ của đồng bào DTTS mà được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Cuối cùng, tác giả tóm tắt q trình hình thành và phát triển của pháp luật về đảm bảo QSDĐ cho đồng bào DTTS ở nước ta qua hai dấu mốc lịch sử quan trọng là trước và sau năm 1986.

27

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ THỰC TIỄN THỰC THI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ THỰC TIỄN THỰC THI

2.1. Nội dung pháp luật về đảm bảo các quyền chung của ngƣời sử dụng đất

Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013: Người sử dụng đất là những chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển QSDĐ, gồm: tổ chức trong nước; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngồi và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp này, tác giả chỉ tập trung vào việc phân tích các quy định pháp luật liên quan đến hộ gia đình và cá nhân trong nước. Vì vậy, khi đề cập đến người sử dụng đất nói chung có thể hiểu đó là các đối tượng hộ gia đình và cá nhân trong nước.

Mọi người sử dụng đất nói chung (bao gồm cả đồng bào dân tộc thiểu số) đều được Nhà nước đảm bảo các QSDĐ dưới đây.

2.1.1. Nhà nước đảm bảo quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định pháp luật khi có đủ điều kiện theo quy định pháp luật

Khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước”. Như vậy, đối tượng nào có

QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận các quyền đó nhằm đảm bảo quyền và các lợi ích có liên quan.

Các quy định cụ thể trường hợp được cấp GCNQSDĐ được quy định trong Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

“a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử

28

dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất”.

Pháp luật quy định rõ các đối tượng được cấp GCNQSDĐ đã phần nào hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, để được cấp giấy chứng nhận, người sử dụng đất phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

 Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong

các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai năm 201332 thì được cấp GCNQSDĐ.

Thứ hai, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ

32. Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013:

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)