Điều 96 Hỉến pháp 1959 29 Điều 5 Hiến pháp 1980.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 31 - 32)

24

có giá trị pháp lý cao như Hiến pháp, Luật ghi nhận QSDĐ cho đồng bào DTTS, mà chúng thường được quy định trong những văn bản có giá trị pháp lý thấp, rải rác và không rõ nét.

1.3.3.2. Giai đoạn sau Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, là Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã đáp ứng thực tế yêu cầu của cuộc sống và sự vận động khách quan của quy luật kinh tế - xã hội đất nước ta bấy giờ.30

Văn kiện chỉ rõ: Thực hiện đúng chính sách giai cấp và chính sách dân tộc. Trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi có đơng đồng bào các DTTS, cần thể hiện đầy đủ chính sách dân tộc, phát triển mối quan hệ gắn bó tốt đẹp giữa các dân tộc trên tinh thần đồn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng làm chủ tập thể; kết hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người, kể cả những người từ nơi khác đến và dân tại chỗ. Chống những thái độ và những biểu thị tư tưởng - dân tộc lớn và những biểu hiện của dân tộc hẹp hòi31

.

Trong Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 về chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, và Quyết định số 72-HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế miền núi của Hội đồng Bộ trưởng có ghi nhận: “Việc giao đất, giao rừng cho dân chưa có chính sách hợp lý và

còn chậm trễ”; “đất đai, tài nguyên miền núi là của chung cả nước, thuộc sở hữu tồn dân. Song đồng bào miền núi có trách nhiệm và quyền trực tiếp là chủ sử dụng cụ thể đất đai đó”, “khuyến khích đồng bào dân tộc khai thác đất trống, đồi trọc dưới nhiều hình thức”, “đối với nơi dân cư quá đông, thiếu đất canh tác, đồng bào có thể được Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư”,... Thông qua hai văn bản này, có thể

thấy rằng Đảng và Nhà nước đã có những đường lối, chính sách rất rõ ràng đối với đồng bào DTTS nói chung, QSDĐ của đồng bào DTTS nói riêng. Đã có sự cụ thể hóa các quyền như quyền trực tiếp sử dụng đất đai, quyền khai thác đất trống, đồi trọc; quyền được giúp đỡ nếu thiếu đất để sản xuất; quyền được giao đất, giao rừng; quyền được cấp GCNQSDĐ;...

Sau đó, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 ra đời đã quán triệt: nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; các dân tộc cùng bình đẳng, đồn kết và giúp

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)