Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

- Việc rà soát, xử lý các trường hợp có tài sản là nhà ở và các cơng trình

2019 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020.

52

dân từng bước được cải thiện và nâng cao; tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn; chính trị ổn định, an ninh quốc phịng được giữ vững; nhân dân các dân tộc đoàn kết và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Về chính trị: Đảng, Nhà nước và đồng bào DTTS, đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa và đang từng bước làm chuyển biến bộ mặt nông thôn của xã, đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Bắc Hà từng bước được cải thiện, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng.

Về môi trường: người dân trong huyện dần thay đổi những phong tục, tập quán lạc hậu trong sản xuất và sinh hoạt, cải thiện môi trường sống, bảo vệ nguồn nước; các thói quen lạc hậu trong ăn ở, làm việc và chăm sóc sức khoẻ được thay thế bằng nếp sống tiến bộ, đảm bảo duy trì và tái sản xuất sức lao động, nhận thức về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được nâng lên.

2.3.4. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất, các diện tích đất được cấp GCNQSDĐ vẫn còn thấp.

Đa số đồng bào DTTS tại huyện đều có nguồn gốc sinh sống lâu đời tại mảnh đất này; đất ở, đất trồng cấy đều được thừa hưởng theo kiểu “cha truyền, con nối”, giao ước với nhau theo một phương thức riêng mà chưa quan tâm đến vấn đề pháp lý của nó. Ngồi ra, số lượng đất chưa được cấp GCNQSDĐ cịn cao vì một số nguyên nhân sau:

- Giao dịch mua bán bất hợp pháp: chủ yếu là do sự kém hiểu biết của người dân về Luật Đất đai, đa phần họ chỉ giao ước bằng miệng mà khơng biết đến trình tự, thủ tục, điều kiện khác kèm theo khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng,...

- Giao đất trái thẩm quyền: người dân sống và trồng trọt trên mảnh đất từ xa xưa do ông cha ta để lại, việc cấp GCNQSDĐ trước đây đều do UBND xã giao, người dân chưa biết đến quy trình cũng như cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và nhiều bất cập khác nữa nên vẫn cịn tình trạng giao đất trái thẩm quyền mà chủ yếu là đối với đất nông nghiệp.

- Nguồn gốc đất khơng rõ ràng: khơng có đủ giấy tờ. Các hộ gia đình nằm trong trường hợp lý do khác mà chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ đều chủ yếu là làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chưa đầy đủ, nguồn gốc sử dụng chưa rõ ràng, chưa đúng trình tự, thủ tục,... Vậy nên theo quy định của Nhà nước về điều kiện và trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì những trường hợp trên chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.

53

- Người dân ngại tiếp xúc với thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà, thêm vào đó, điều kiện đi lại khó khăn, tốn kém cũng là trở ngại đáng kể với việc cấp GCNQSDĐ của đồng bào DTTS tại huyện Bắc Hà.

Thứ hai, về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm đạt hiệu quả thấp. Tỷ lệ hộ dân tộc thiếu đất ở, đất sản xuất còn cao.

Mức hỗ trợ của Nhà nước quá thấp so với đơn giá đất của địa phương, bình quân chưa bằng 1/10 đơn giá đất tại địa phương (cả vốn vay và vốn cấp), việc giải quyết đất sản xuất cho các hộ thiếu đất sản xuất chủ yếu trong gia đình, dịng họ chuyển nhượng cho nhau. Việc chuyển đổi nghề cũng rất khó khăn do thói quen, tập quán sản xuất thuần nông đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân nên chỉ số ít hộ dân chuyển đổi nghề phi nơng nghiệp hiệu quả, cịn đa số là sản xuất thuần nơng, thêm vào đó, số đơng lao động nhàn rỗi tại các địa phương trong xã đi lao động tại các cửa khẩu, lối mở và sang Trung Quốc làm thuê nên việc chuyển đổi nghề đạt hiệu quả thấp.

Thứ ba, cơng tác quản lý, tổ chức, thực hiện cịn hạn chế.

Công việc nhiều, nhưng số lượng cán bộ ít và kiến thức cũng như năng lực hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, sự phối hợp chưa tốt nên kết quả tham mưu giúp việc cho chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, thực hiện kém.

Thứ tư, trình độ dân trí của đồng bào DTTS cịn ở mức thấp kéo theo sự khó khăn khi thực thi pháp luật về đất đai.

Việc thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai luôn phải đối mặt với nguy cơ trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và sự so bì giữa những hộ nghèo và những hộ tích cực sản xuất đã thốt nghèo. Đồng bào DTTS thường không quan tâm đến việc phải thực hiện các thủ tục cấp GCNQSDĐ hay chuyển nhượng QSDĐ, vậy nên quá trình quản lý hay điều tra phân loại đối tượng sử dụng đất gặp rất nhiều vướng mắc. Việc thu hồi đất đơi khi cũng gặp khó khăn khi một số người dân bảo thủ, chống đối cán bộ thực hiện nhiệm vụ bằng nhiều cách thức khác nhau (ví dụ: xây mộ, dựng lều cố thủ, lơi kéo cả dịng họ ra biểu tình,...). Mặc dù cán bộ địa chính thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ, vận động nhưng do mù chữ và kém hiểu biết nên vẫn là rào cản thực thi pháp luật về đất đai.

Thứ năm, nhu cầu được nhận hỗ trợ của đồng bào DTTS quá lớn trong khi nguồn ngân sách có hạn và thời gian bố trí thực hiện ngân sách cịn chậm so với kế hoạch.

54

Có chính sách đề ra mục tiêu lớn nhưng nguồn lực thực hiện khơng tương xứng. Một số chính sách đã ban hành 02 năm nhưng chưa được bố trí vốn để triển khai thực hiện; nguồn vốn theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/08/2017 Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” mới chỉ thực hiện được 16,56%46

. Nguồn vốn phụ thuộc

phàn lớn vào ngân sách trung ương bởi Lào Cai là một tỉnh nghèo so với cả nước, nguồn ngân sách địa phương cịn rất khó khăn. Một số chính sách yêu cầu thực hiện bằng ngân sách địa phương hoặc địa phương phải bố trí vốn đối ứng nên khơng có kinh phí để thực hiện. Hơn nữa, nguồn lực đầu tư vào vùng DTTS và miền núi còn hạn chế, hàng năm chưa được cụ thể hoá trong Luật ngân sách nên các bộ, ngành và địa phương bị động trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện ngân sách.

2.4. Đánh giá về hệ thống các quy định pháp luật trong việc đảm bảo quyền sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số

Các quy định pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào DTTS nhìn chung đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đến đối tượng này. Luật Đất đai năm 2013 là đạo luật đầu tiên cụ thể hoá tinh thần này bằng việc quy định điều luật riêng dành cho đồng bào DTTS nhằm đảm bảo quyền sử dụng đất cho họ. Các nghị định hướng dẫn quy định những quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn, giảm thuế sử dụng đất; miễn lệ phí trước bạ; hỗ trợ, bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề.

Bên cạnh đó, có rất nhiều những chương trình, chính sách, đề án được ban hành từ cơ quan trung ương đến địa phương thực về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ đồng bào cây giống, con giống, công cụ sản xuất để khai thác đất một cách có hiệu quả. Ngồi ra, Chính phủ cịn có những chương trình tuyên truyền, vận động, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết pháp luật, giúp cho đồng bào dân tộc có cơ hội được hiểu, tiếp cận với những ưu đãi về đất đai của Nhà nước dành cho họ.

Những quy định và chính sách trên khá phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của bộ phận đồng bào DTTS ở nước ta hiện nay. Những quy định đó góp phần giải quyết đất cho những hộ còn thiếu đất để ở, đất để

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)