Bộ Tư pháp Viện khoa học pháp lý (2006), tlđd 17, tr 28.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 29 - 31)

22

nghiệp đối với đồng bào DTTS. Theo đó, Nhà nước phải có chính sách đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trực tiếp sản xuất nơng nghiệp ở nơng thơn có đất để sản xuất nơng nghiệp. Đây là lần đầu tiên trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất nông nghiệp được ghi nhận trong một đạo luật. Trước đây, chúng được quy định ở các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn như các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư, Nghị định,... điều này vơ hình chung khiến hiệu quả thi hành chưa đạt như mong muốn. Đồng bào DTTS là một đối tượng yếu thế trong xã hội, vì vậy việc đảm bảo QSDĐ cho họ bằng pháp luật thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với đối tượng này, đồng thời cũng nhằm định hướng các chính sách, bảo vệ đồng bào DTTS khỏi những hành vi xâm phạm từ các đối tượng khác.

Như vậy “Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc

thiểu số” được hiểu là: Nhà nước phải có chính sách đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng

cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trực tiếp sản xuất nơng nghiệp ở nơng thơn có đất để sản xuất nông nghiệp. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào DTTS

Pháp luật đất đai đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào DTTS thể hiện qua các quyền cơ bản như sau:

- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

- Được hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình;

- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; - Đồng bào DTTS được tạo điều kiện có đất để sản xuất nơng nghiệp;

23

sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng;

- Được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

1.3.3. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1.3.3.1. Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986)

Chính sách dân tộc đã được ghi nhận từ năm 939, kể từ khi Ngô Quyền lên ngôi, bắt đầu xây dựng chính quyền nhà Ngơ, chính sách đó xuất phát từ truyền thống đại đoàn kết dân tộc được đúc kết từ các cuộc kháng chiến trường kỳ chống ngoại xâm. Kế thừa những tư tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định vấn đề dân tộc chiếm một vị trí quan trọng, lấy đó làm “kim chỉ nam” cho các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về ưu tiên đầu tư, giúp đỡ đồng bào dân tộc.

Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 đã phần nào thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các quy định:

“Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau tiến kịp trình độ kinh tế và văn hóa chung”27; “Cơ quan nhà nước cấp trên phải bảo đảm cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các khu vực tự trị sử dụng quyền tự trị và giúp đỡ các dân tộc thiểu số tiến hành thuận lợi việc xây dựng chính trị, kinh tế và văn hóa của mình”28

; “Nhà nước có kế hoạch xóa bỏ từng bước chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển kinh tế và văn hóa”29

,...

Quyết định số 201/CP ngày 01/07/1980 của Chính phủ về tăng cường công tác quản lý đất đai trong phạm vi cả nước đã cụ thể hơn về việc quản lý và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, các quy định về quản lý và sử dụng đất đối với đồng bào DTTS vẫn rất mờ nhạt.

Nhìn chung, khi nghiên cứu các quy định của pháp luật ban hành trước năm 1986, tác giả nhận thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đã dành một sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào DTTS, đã có sự cụ thể hóa vào hai bản Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quy định nào quy định trực tiếp vấn đề đảm bảo QSDĐ cho đồng bào DTTS. Năm 1980, Chính phủ ban hành quyết định liên quan đến quản lý đất đai, tại đây, vấn đề này chỉ được đề cập “ít ỏi” trong nội dung của văn bản này. Như vậy, tính đến thời điểm năm 1986, chưa có một văn bản nào

27. Điều 3 Hiến pháp 1959.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)