- Việc rà soát, xử lý các trường hợp có tài sản là nhà ở và các cơng trình
46. Phụ lục số 08, Báo cáo số: 07/BC-UBDT của Uỷ ban dân tộc ban hành ngày 22 tháng 01 năm 2019 Báo cáo Tổng kết công tác dân tộc năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
Thứ nhất, để thực hiện tốt bất kỳ một chính sách pháp luật nào, nguồn nhân
lực và kinh phí là những yếu tố quyết định. Vì vậy, cần thiết phải bố trí nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp trong nước một cách đầy đủ, nhanh chóng, hiệu quả; số lượng nhân lực (cán bộ) yêu cầu phải đáp ứng được khối lượng công việc và đảm bảo đạt chất lượng tốt. Đối với những cán bộ năng lực còn yếu kém, phải có phương án bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, trau dồi kỹ năng chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu cơng việc và cố hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với cán bộ thường xun khơng hồn thành nhiệm vụ. Về kinh phí, Quốc hội nên bố trí tỷ lệ phù hợp trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm cho các chính sách dân tộc. Chính phủ nên hình thành Ban Chỉ đạo các chương trình/dự án từ Trung ương đến địa phương để phối hợp tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các hợp phần chính sách, các nguồn vốn hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu đa chiều của các đối tượng thụ hưởng; xây dựng, sửa đổi bổ sung cơ chế thực hiện các chính sách theo hướng đơn giản, rút gọn hơn nữa quy định thủ tục đầu tư, thanh quyết toán; phân bổ ngân sách trọn gói cho các cơng trình kỹ thuật khơng phức tạp, quy mô nhỏ. Thu hút đa dạng nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn từ các tổ chức nước ngoài vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS đi đến cơ quan hành chính của xã, huyện, tỉnh, được tiếp xúc với khoa học, công nghệ, văn hố, văn minh. Đây chính là nền tảng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và thực thi pháp luật.
Thứ hai, các Bộ, ngành Trung ương, UBND các cấp, các sở, ban ngành phải
60
các quy định của pháp luật; tích cực nghiên cứu, đổi mới, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách đối với đồng bào dân tộc như: các chính sách liên quan đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc khơng có đất sản xuất, hỗ trợ đồng bào dân tộc hồn thiện các thủ tục hành chính về đất đai, các ưu đãi tài chính về đất đai,... Nhân dân các dân tộc cư trú ở địa phương tích cực tham mưu, phản ánh hiện trạng khai thác, sử dụng đất để Nhà nước xây dựng kế hoạch sử dụng đất, cải tạo các vùng đất sử dụng lãng phí, kém hiệu quả hoặc đang bị để hoang.
Thứ ba, phải quyết liệt trong công tác thu hồi đất chưa sử dụng, sử dụng
khơng đúng mục đích và giải thể các nông, lâm trường quốc doanh, các công ty tư nhân thuê đất sử dụng đất khơng hiệu quả hoặc để đất hoang hố,... bàn giao cho địa phương quản lý và giao cho các hộ đồng bào dân tộc đang thiếu đất sử dụng. Đảm bảo thực hiện hiệu quả quy định tại khoản 2, Điều 27 Luật Đất đai năm 2013: Có chính
sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nơng thơn có đất để sản xuất nơng nghiệp.
Thứ tư, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã, thực hiện cơng tác bình xét các
hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng ưu đãi của Nhà nước về đất đai một cách cơng khai minh bạch, dân chủ, chính xác, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật. UBND xã liên tục rà soát, xét duyệt đối tượng được thụ hưởng chính sách để tránh tình trạng người đủ điều kiện hưởng chính sách khơng được hưởng, người không đủ điều kiện thì lại được hưởng, gây bất bình cho quần chúng và thất thoát ngân sách của Nhà nước. UBND cấp dưới phải thường xuyên điều tra, thống kê, báo cáo cho UBND cấp trên nắm được tình hình sử dụng đất của đồng bào dân tộc, từ đó đề xuất nhu cầu đất ở, đất sản xuất của các hộ thiếu đất, lập phương án xin kinh phí cấp trên để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nhằm hồn thành cơng tác đảm bảo quyền sử dụng đất cho hộ đồng bào DTTS.
Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện các trường
hợp làm việc thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai phạm, từ đó kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khắc phục những bất hợp lý, yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có liên quan. Tập trung cơng tác pháp chế, thanh tra, phịng chống tham nhũng: kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản pháp luật; triển khai đồng bộ các giải pháp phịng, chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng hệ thống chế tài xử phạt có tính kịp thời, răn đe cao đối với các hành vi tham nhũng, vi phạm
61
pháp luật, lợi dụng chính sách của Nhà nước để chuộc lợi bất hợp pháp.
Thứ sáu, tiếp tục giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS thiếu đất
theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ và đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn họ làm thủ tục cấp GCNQSDĐ. Trường hợp khơng cịn quỹ đất sản xuất thì hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ chăn ni, giao khốn bảo vệ rừng, hỗ trợ đào tạo nghề, xuất khẩu lao động nghề,... Tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho các hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 33/2015/QĐ- TTg ngày 10/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2). Thực hiện song song các chương trình, chính sách về đất đai cho đồng bào DTTS với các chương trình khác như chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số”, dự án “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số”,... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai.
Thứ bảy, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai,
các chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho họ và đặc biệt là tầm quan trọng của pháp luật cấp GCNQSDĐ. Vận động người dân tích cực thực hiện thủ tục “cấp sổ đỏ” nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như giúp các cơ quan Nhà nước thuận tiện trong việc quản lý đất đai. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, trước tiên phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền vững mạnh, thường xuyên được bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và được trau dồi về kỹ năng tuyên truyền, cần đa dạng hố hình thức tuyên truyền để phù hợp với địa bàn và từng nhóm đối tượng, ví dụ: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sử dụng hệ thống loa truyền thanh, giáo dục con trẻ tại môi trường sư phạm, huy động người có uy tín trong cộng đồng dân cư, hội phụ nữ, trưởng thôn, cán bộ xã, công an xã, bộ đội vào công tác tuyên truyền, giúp họ thay đổi nhận thức, từ bỏ dần những hủ tục, thói quen khơng phù hợp với quy định của pháp luật.
Kết luận chƣơng 3
Tại chương 3, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về đảm bảo QSDĐ cho đồng bào DTTS huyện Bắc Hà đã được trình bày ở chương 2. Tác giả rút ra những bất cập, hạn chế để từ đó đưa ra định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đảm bảo
62
QSDĐ cho đồng bào DTTS trên cả nước nói chung và đồng bào DTTS ở huyện Bắc Hà nói riêng. Việc đưa ra các giải pháp được chú trọng vào tính đặc thù của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống. Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đồng bào DTTS trong sử dụng đất đai, với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội vùng DTTS, đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi.
63
KẾT LUẬN
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, dân tộc Kinh chiếm tới 85,4%, còn 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên những DTTS này lại sinh sống ở những vùng có điều kiện rất khó khăn về kinh tế, xã hội, văn hố, giáo dục, chính trị, an ninh và quốc phịng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, thốt nghèo, làm chủ kinh tế, thu hẹp khoảng cách với dân tộc khác.
Pháp luật về đảm bảo QSDĐ cho đồng bào DTTS là một chế định của pháp luật đất đai, là sự cụ thể hố của các đường lối, chính sách về đất đai cho DTTS. Sự bảo đảm này của Nhà nước thể hiện qua: bảo hộ QSDĐ và tài sản gắn liền với đất hợp pháp; cấp GCNQSDĐ; được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản khơng có đất sản xuất được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; được miễn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí trong q trình sử dụng đất; được hỗ trợ và vay vốn của Nhà nước khi thiếu đất sản xuất;...
Bắc Hà là một huyện nghèo thuộc tỉnh biên giới phía Bắc, có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn. Việc tổ chức thực thi pháp luật về bảo đảm QSDĐ cho đồng bào DTTS đã đạt được một số kết quả đáng mừng, người dân vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, địa phương vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, nguyên nhân xuất phát từ phía Nhà nước, người dân và cả yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thực hiện pháp luật.
Từ những phân tích về mặt lý luận, pháp luật và đánh giá về mặt thực tiễn, tác giả đã đưa ra một số định hướng, giải pháp đối với việc hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bảo đảm QSDĐ cho đồng bào DTTS tại Việt Nam.
64