Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 65 - 67)

- Việc rà soát, xử lý các trường hợp có tài sản là nhà ở và các cơng trình

46. Phụ lục số 08, Báo cáo số: 07/BC-UBDT của Uỷ ban dân tộc ban hành ngày 22 tháng 01 năm 2019 Báo cáo Tổng kết công tác dân tộc năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

bào dân tộc thiểu số

Thứ nhất, về quyền được cấp GCNQSDĐ, Luật Đất đai đã quy định đầy đủ,

chi tiết việc thực hiện quyền này, tuy nhiên thực tế thủ tục và quá trình xin cấp giấy chứng nhận vơ cùng khó khăn. Đồng bào DTTS phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính phức tạp, trong khi đa số họ nhận thức còn hạn chế, khả năng nắm bắt và ghi nhớ một quy trình rườm rà như vậy là rất khó. Mặt khác, điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa còn rất kém, nên việc di chuyển đến các cơ quan hành chính nhà nước đã gây trở ngại lớn cho đồng bào DTTS trong việc thực hiện các thủ tục. Vì vậy, thiết nghĩ cần đơn giản hơn nữa thủ tục hành chính về cấp GCNQSDĐ, có cơ chế dành riêng cho những đối tượng cịn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt như đồng bào DTTS.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 98 Luật Đất đai năm 2013: Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

58

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. Tác giả cho rằng, cần khẳng định tính bắt buộc của việc ghi tên cả hai vợ chồng trên giấy chứng nhận, khi QSDĐ là tài sản chung của vợ chồng, trong trường hợp giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của một người thì được cấp đổi sang GCNQSDĐ ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng ngay cả khi không yêu cầu. Điều này đảm bảo chặt chẽ và trọn vẹn quyền lợi cho người sử dụng đất nói chung, người phụ nữ nói riêng, đặc biệt là quyền lợi cho người phụ nữ DTTS, khi sự hiểu biết còn hạn chế và phải sống trong những điều kiện khó khăn; trong thực tế, ngay cả khi có tên trên giấy chứng nhận, nhiều phụ nữ dân tộc còn thừa nhận họ không ý thức sâu sắc về điều này và cảm thấy thiếu tự tin khi đưa ra những quyết định liên quan đến QSDĐ.

Bên cạnh đó, cần có quy định hướng dẫn cụ thể về người được quyền nhận GCNQSDĐ để tháo gỡ đối với trường hợp người sử dụng đất đã hoàn tất hồ sơ kê khai xin cấp GCNQSDĐ, GCNQSDĐ đã có nhưng người sử dụng đất chưa đến nhận thì bị chết. Mặt khác, cũng cần hoàn thiện pháp luật về việc cấp GCNQSDĐ cho các trường hợp đã lập hợp đồng mua bán, tặng cho nhưng người mua, người nhận tặng cho chết sau khi hoàn thành việc mua bán, tặng cho nhưng chưa kịp làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân.

Thứ hai, tại Điều 11 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP khi quy định về miễn

tiền sử dụng đất ở cho đồng bào DTTS, hộ đồng bào DTTS chỉ được miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở do UBND cấp tỉnh quy định. Điều này vơ tình đã tạo ra sự bất hợp lý. Bởi lẽ số lượng thành viên trong mỗi hộ là không giống nhau, chưa kể những hộ ở vùng sâu, vùng xa thì càng có xu hướng sinh nhiều con hơn, thêm vào đó, người dân chưa có ý thức “tách khẩu”, có trường hợp mỗi khẩu có số lượng lên đến hàng chục người. Vì vậy, việc miễn tiền sử dụng đất ở theo hạn mức giao đất là chưa hợp lý. Theo tác giả, việc miễn tiền sử dụng đất ở nên quy định căn cứ vào số lượng nhân khẩu của mỗi hộ. Ví dụ: những hộ dưới 6 nhân khẩu thì miễn tiền sử dụng đất theo hạn mức giao đất ở, cứ thêm 01 nhân khẩu thì miễn tiền sử dụng đất thêm một diện tích đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương đó.

Thứ ba, đề nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh xem xét, có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản đối với những vướng mắc mà các địa phương đã có

59

phản ảnh bằng văn bản hoặc các hội nghị chuyên ngành, tạo điều kiện cho địa phương giải quyết, hạn chế vướng mắc tồn tại gây phản ảnh, kiến nghị, khiếu nại trong nhân dân.

Thứ tư, tăng cường công tác tập huấn, nâng cao chất lượng tập huấn đi sâu vào các khó khăn vướng mắc chung của địa phương về chuyên môn nghiệp vụ để cho các địa phương áp dụng thi hành thống nhất, đồng bộ.

Thứ năm, đối với một số bất cấp trong việc xử lý cấp GCNQSDĐ lần đầu thuộc diện khơng có giấy tờ mà người sử dụng đất đã chết; việc hướng dẫn thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư của hộ gia đình, cá nhân, kiến nghị UBND tỉnh, ngành chức năng của tỉnh xem xét hướng dẫn hoặc có kiến nghị với cơ quan chức năng cấp trên để điều chỉnh, bổ sung, hướng dẫn cụ thể.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)