2.1.1. Lịch sử phát triển của pháp luật về BHYT trƣớc năm 1992
Hệ thống chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở thời kỳ từ năm 1992 trở về trƣớc, Nhà nƣớc áp dụng hệ thống y tế miễn phí. Tồn bộ kinh phí khám chữa bệnh cho nhân dân đƣợc Ngân sách Nhà nƣớc chi trả. Hiến pháp năm 1980 khẳng định: “Cơng dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh
và chữa bệnh không phải trả tiền” [27, Điều 61]. Mặc dù, thời điểm đó, Việt Nam
là một trong các quốc gia nghèo nhất thế giới nhƣng ngân sách nhà nƣớc vẫn bao cấp toàn bộ chi phí y tế. Hệ thống y tế này đã giúp cho mọi ngƣời dân thuộc mọi tầng lớp xã hội đều đƣợc khám, chữa bệnh miễn phí. Nhờ đó mà các chỉ số về sức khỏe của ngƣời Việt Nam khả quan hơn nhiều so với các nƣớc có mức bình quân thu nhập đầu ngƣời tƣơng đƣơng [20].
Vấn đề khó khăn trong giai đoạn này đó là kinh tế phát triển chậm, ngân sách nhà nƣớc khơng có đủ để cấp cho y tế dẫn đến các cơ sở khám chữa bệnh thiếu kinh phí hoạt động trầm trọng, khơng có kinh phí để củng cố và phát triển. Các bệnh viện khơng đƣợc đầu tƣ trang thiết bị, máy móc chữa bệnh hiện đại, trong khi đó chi phí khám, chữa bệnh ngày một tăng cao. Điều này đã dẫn đến cuộc khủng khoảng về tài chính cho y tế và Nhà nƣớc cần có những chính sách đổi mới đối với vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân và những quy định pháp luật về BHYT ra đời cho phù hợp với sự phát triển của thời kỳ mới. Từ cuối năm 1990 đến tháng 6/1991, một số địa phƣơng tổ chức thí điểm BHYT, thành lập cơ quan BHYT cấp tỉnh..
2.1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật về BHYT từ năm 1992 đến trƣớc khi có Luật BHYT Luật BHYT
Để khắc phục những khó khăn trong việc bao cấp khám chữa bệnh. Năm 1992, Điều lệ bảo hiểm y tế đƣợc quy định trong Nghị định 299-HĐBT ngày 15/8/1992, theo đó: “BHYTdo Nhà nƣớc tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội, để tăng cƣờng chất lƣợng trong việc khám bệnh, chữa bệnh”[17, Điều 1].
Tổ chức thực hiện Điều lệ BHYT này, hệ thống tổ chức BHYT trên cả nƣớc đã nhanh chóng đƣợc hình thành và đi vào hoạt động, bao gồm cơ quan BHYT của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và cơ quan BHYT các ngành. Trong thời gian này, dù hệ thống tổ chức BHYT đƣợc thành lập từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, nhƣng tại địa phƣơng, BHYT các tỉnh, thành phố vừa trực thuộc ngành dọc (BHYT Việt Nam), vừa trực thuộc Giám đốc Sở Y tế, do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm; BHYT các ngành cũng vừa trực thuộc BHYT Việt Nam, vừa trực thuộc lãnh đạo ngành BHYT Việt Nam. Quỹ BHYT cũng đƣợc quản lý phân tán tại các địa phƣơng và chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị do chính quyền tỉnh, thành phố thành lập.
Để hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992, Bộ Y tế ban hành Thông tƣ số 11/1992/TT-BHYT. Năm 1993, Thông tƣ này đƣợc sửa đổi bởi Thông tƣ số 07/BYT-TT. Để thực thi Nghị định số 299- HĐBT ngày 15-8-1992 có hiệu quả, năm 1992, Bộ Y tế - Tài chính - Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã ban hành thông tƣ liên bộ số 12-TT/LB
Để phù hợp với tình hình mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/1994/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Điều lệ BHYT do Hội đồng Bộ trƣởng ban hành trong Nghị định số 299/1992/NĐ-HĐBT Năm 1998, Điều lệ BHYT mới đƣợc Chính phủ ban hành trong Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998. , BHYT Việt Nam chính thức đƣợc tổ chức và quản lý theo hệ thống tập trung, thống nhất theo 3 cấp: Cấp trung ƣơng, cấp tỉnh và cấp huyện.
Hội đồng quản lý BHYT Việt Nam đƣợc thành lập để thực hiện quản lý, giám sát hoạt động của cơ quan BHYT Việt Nam. Hội đồng gồm đại diện của các cơ quan Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và BHYT Việt Nam.
Sau gần 10 năm hoạt động, đến hết năm 2001, hệ thống BHYT Việt Nam có gần 3.000 cán bộ công chức, viên chức [48]. Năm 2002, BHYT Việt Nam khơng cịn trực thuộc Bộ Y tế mà chuyển sang BHXH Việt Nam ( Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg).
2.1.3. Lịch sử phát triển của pháp luật về BHYT từ khi có Luật BHYT năm 2008 đến nay 2008 đến nay
Ngày 14 tháng 11 năm 2008, Luật BHYT số 25/2008/QH12 đƣợc Quốc hội thông qua. Lần đầu tiên một đạo luật chuyên biệt về BHYT đƣợc ban hành, mở ra một thời kỳ mới đối với sự phát triển của pháp luật về BHYT. Nhà nƣớc chú trọng xây dựng quỹ BHYT độc lập, có sự bảo trợ của Nhà nƣớc để chăm sóc sức khỏe nhân dân và hƣớng tới BHYT tồn dân theo lộ trình. Sau lộ trình 5 năm thực hiện Luật BHYT, nhà nƣớc đã xác định thực hiện BHYT toàn dân, theo đó việc thực hiện BHYT là bắt buộc đối với tất cả mọi ngƣời theo Luật BHYT sửa đổi năm 2014.
Đạo luật BHYT ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng để Đảng và Nhà nƣớc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân phù hợp với yêu cầu trong thời kỳ mới.