2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về BHYT tại Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
2.3.3. Những bất cập và nguyên nhân của những bất cập đó trong việc thực hiện pháp luật về
hiện pháp luật về BHYT tại Quận Long Biên, thành phố Hà Nội
2.3.3.1. Những bất cập:
Thứ nhất, mặc dù tỷ lệ ngƣời tham gia BHYT đạt chỉ tiêu thành phố giao nhƣng tỷ lệ ngƣời dân tham gia BHYT trên địa bàn chƣa cao, mới đạt tỷ lệ bao phủ 90,25 phần trăm, tƣơng đƣơng mức trung bình của cả nƣớc năm 2019 là 90 phần trăm [2, trang 2].
Thứ hai, tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT tuy đã giảm qua các năm song vẫn ở mức cao so với chỉ tiêu thành phố giao.
Tỷ lệ nợ: Với 2.860 đơn vị nợ tƣơng đƣơng với số tiền 183 tỷ đồng chiếm 5,19 phần trăm (Kế hoạch giao là 2 phần trăm) [42, trang 8]. Cụ thể:
- Số đơn vị nợ thuộc khối doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nƣớc là: 32 đơn vị tƣơng đƣơng số nợ 49 tỷ đồng chiếm 26,9 phần trăm tổng số đơn vị nợ của toàn quận [42, trang 8].
- Số đơn vị nợ thuộc khối ngoài quốc doanh là: 2.828 đơn vị tƣơng đƣơng số nợ 133 tỷ đồng chiếm 73,1 phần trăm tổng số đơn vị nợ của toàn quận[42, trang 8].
Việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn quận đƣợc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, kết quả thu các khoản bảo hiểm bắt buộc nói chung và BHYT nói riêng vẫn cịn khiêm tốn.
- Trong 9 tháng đầu năm 2020: đã thực hiện kiểm tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT tại đơn vị sử dụng lao động theo Quyết định của Giám đốc BHXH TP Hà Nội.Tổng số đơn vị đƣợc lập biên bản: 192; Tổng số tiền thu hồi: 2.186 triệu đồng/ 2.935 triệu đồng, đạt 74.48 phần trăm [42, trang 9].
+ Số đơn vị kiểm tra chuyên ngành là 25 đơn vị, số tiền thu hồi trong kì kiểm tra 974 triệu đồng/1.482 triệu đồng đạt 66 phần trăm [42, trang 9].
+ Số đơn vị thanh tra đột xuất là 4 đơn vị nợ khó địi, số tiền thu hồi trong kì kiểm tra là 504 triệu đồng/2.830 triệu đồng đạt 18 phần trăm [42, trang 9].
+ Số đơn vị kiểm tra theo tờ trình tại Quận là 55 đơn vi, số tiền thu hồi trong kì kiểm tra là 3.424 triệu đồng/5.326 triệu đồng đạt 62 phần trăm [42, trang 9].
+ Tổng số đơn vị phối hợp với cơ quan Công an là 18 đơn vị, số tiền thu hồi trong kì kiểm tra là 706 triệu đồng/ 1.447 triệu đồng đạt 54 phần trăm [42, trang 9].
+ Số đơn vị xác minh lao động tham gia BHXH từ 6 đến 8 tháng trƣớc khi nghỉ thai sản theo Quyết định số 134/TTr-BHXH ngày 18/03/2020 và Quyết định số 205/TTr-BHXH ngày 18/05/2020 là 90 đơn vị.
Thứ ba, chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT tại Trung tâm y tế quận và các Trạm Y tế phƣờng còn hạn chế ở một số chuyên khoa; chƣa thu hút đƣợc ngƣời dân muốn tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
2.3.3.2. Nguyên nhân của những bất cập
Do điều kiện kinh tế xã hội của một bộ phận nhân dân cịn thấp, vì vậy nhiều gia đình dù biết lợi ích khi tham gia BHYT nhƣng vẫn chƣa thể mua thẻ BHYT cho các thành viên. Có hộ chỉ đóng BHYT cho những thành viên thƣờng xuyên ốm đau hoặc các bệnh mãn tính, có chi phí chữa trị cao. Ngồi ra, tình trạng q tải ở các bệnh viện công với các thủ tục khám chữa bệnh còn nhiều vƣớng mắc khiến ngƣời dân chƣa mấy mặn mà với việc tham gia BHYT. Hơn nữa việc cấp phát thẻ BHYT ở một số phƣờng, xã đơi khi cịn chƣa kịp thời, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời tham gia. Ngoài ra, trạm y tế ở một số xã còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngƣời dân chƣa hài lòng trong khâu khám chữa bệnh ban đầu và muốn chuyển lên tuyến trên phải mất thời gian chờ đợi. Công tác tuyên truyền về BHYT đến NLĐ tuy đã đƣợc thực hiện khá kịp thời, thƣờng xuyên, nhƣng chƣa thực sự đổi mới.
Ngồi ngun nhân do khó khăn về kinh tế thì cịn do nhận thức của ngƣời dân về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của chính sách BHYT chƣa đầy đủ, chƣa quan tâm đến việc tham gia BHYT. Nhận thức của NLĐ cũng nhƣ NSDLĐ chƣa cao nên cịn tình trạng vi phạm quy định của pháp luật về BHYT cho NLĐ. Có trƣờng hợp NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận khơng đóng BHXH, BHYT trái quy định.
Chế tài xử lý vi phạm chƣa đủ mạnh, mức độ xử phạt chƣa đủ sức răn đe nhiều đơn vị chấp nhận nộp phạt tiền để chậm nộp BHYT và sử dụng vào mục đích khác. Chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan BHYT đối với những đơn vị vi phạm trách nhiệm đóng BHYT cịn hạn chế. Do đó, ngƣời SDLĐ và NLĐ cịn tìm cách né tránh, khơng thực hiện BHYT cho NLĐ hoặc cố tình vi phạm các quy định pháp luật về BHYT. Vẫn cịn tình trạng nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh không đăng ký lao động, hệ thống thang bảng lƣơng với cơ quan lao động địa phƣơng mà không bị xử lý.
Tốc độ tăng dân số cơ học trên địa bàn quận cao, dẫn đến khó khăn trong công tác điều tra, tuyên truyền, vận động đối tƣợng tham gia BHYT tại các phƣờng.Từ tháng 01/2016 công tác khởi kiện đang bị tạm dừng, chƣa khởi kiện đƣợc các đơn vị nợ kéo dài. Thủ tục khởi kiện các đơn vị nợ BHXH, BHYT yêu cầu
có đơn của NLĐ trong đơn vị do đó rất khó có thể hồn thiện hồ sơ theo quy định. Những bệnh viện tuyến thành phố trên địa bàn quận hiện không nhận ngƣời tham gia BHYT đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu nên việc phát triển thu BHYT hộ gia đình cịn khó khăn.
Nhiều hộ gia đình có mức sống cao, học sinh ở một số trƣờng ngồi cơng lập tham gia các hình thức BHYT khác, không tham gia BHYT do BHXH phát hành mặc dù đã đƣợc tuyên truyền, vận động. Những trƣờng hợp này, cơ quan chức năng trên địa bàn quận cũng chƣa tiến hành xử lý vi phạm hành chính nên hiệu quả thực hiện pháp luật về BHYT chƣa đạt nhƣ mong muốn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2, luận văn giới thiệu quá trình phát triển của pháp luật về BHYT tại Việt Nam và tập trung đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về BHYT và thực tiễn thực hiện pháp luật về BHYT trên địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Thứ nhất, về quá trình phát triển của pháp luật về bảo hiểm y tế tại Việt Nam, luận văn đề cập đến ba giai đoạn phát triển: Quá trình phát triển của pháp luật về BHYT trƣớc năm 1992; quá trình phát triển của pháp luật về BHYT từ năm 1992 đến trƣớc khi có Luật BHYT và q trình phát triển của pháp luật về BHYT từ khi có Luật BHYT năm 2008.
Thứ hai, thực trạng pháp luật về BHYT ở Việt Nam hiện nay, luận văn tập trung phân tích thực trạng quy định pháp luật về đối tƣợng tham gia BHYT; về mức đóng và phƣơng thức đóng BHYT; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia BHYT của các chủ thể; về điều kiện, phạm vi hƣởng và quyền lợi hƣởng BHYT của ngƣời tham gia; về quỹ và chi BHYT và quy định xử lý vi phạm pháp luật về BHYT. Với mỗi nỗi dung, luận văn đều có các phân tích, luận giải và số liệu minh chứng cụ thể. Đây là cơ sở để tác giả đề ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật vê BHYT trong Chƣơng 3 của luận văn.
Thứ ba, thực tiễn thực hiện pháp luật về BHYT tại Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, luận văn giới thiệu về Quận Long Biên, thành phố Hà Nội; đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về BHYT tại Quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHYT tại Chƣơng 3 của luận văn.
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HIỂM Y TẾ