3.2. Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về BHYT
3.2.2. Sửa đổi quy định pháp luật trách nhiệm đóng BHYT
Thứ nhất, cần thống nhất quy định về trách nhiệm đóng BHYT cho người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Đối tƣợng thuộc nhóm này đang có sự khơng thống nhất giữa Luật BHYT và nghị định hƣớng dẫn. Theo Luật BHYT thì đối tƣợng “người từ đủ 80 tuổi trở lên
đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng” do cơ quan BHXH đóng [29, Điểm b, khoản 2
Điều 12]. Tuy nhiên, theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì “Người từ đủ 80 tuổi trở
lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH”
thuộc đối tƣợng do ngân sách nhà nƣớc đóng [10, Khoản 17 Điều 3]. Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật thì văn bản nào có hiệu lực pháp luật cao hơn sẽ áp dụng văn bản pháp luật đó và trong trƣờng hợp này, chủ thể đóng BHYT cho ngƣời từ đủ 80 tuổi trở lên đang hƣởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH là cơ quan BHXH.
Thứ hai, cần quy định thống nhất về thời điểm đóng BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo quy định, “Số tiền đóng BHYT đối với trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc tính từ ngày sinh đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trƣờng hợp trẻ em là ngƣời Việt Nam sinh ra ở nƣớc ngồi, số tiền đóng BHYT đƣợc tính từ ngày trẻ về cƣ trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật” [10, Điểm b Khoản 1 Điều 10].
Tuy nhiên, hiện nay, chƣa có văn bản nào hƣớng dẫn trƣờng hợp trẻ em đƣợc sinh ra nhƣng khá lâu sau gia đình mới đi làm thủ tục cấp thẻ BHYT cho con (Ví dụ: trẻ 3 tuổi, gia đình mới đi làm thẻ BHYT) thì cơ quan tài chính địa phƣơng có đóng kinh phí BHYT cho khoảng thời gian từ lúc sinh đến 3 tuổi của trẻ khơng? Hay chỉ đóng kinh phí BHYT cho trẻ từ lúc làm thủ tục cấp thẻ BHYT?
Theo tác giả, cơ quan có thẩm quyền cần hƣớng dẫn cụ thể, trong trƣờng hợp gia đình của trẻ dƣới 6 tuổi làm thủ tục cấp thẻ BHYT chậm cho trẻ em thì cơ quan tài chính địa phƣơng vẫn phải thanh tốn 100% kinh phí BHYT từ ngày sinh của trẻ, chứ khơng chỉ cấp kinh phí từ ngày làm thủ tục cấp thẻ BHYT.