Quy định xử lý vi phạm pháp luật về BHYT

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế từ thực tiên thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 51 - 54)

2.2. Thực trạng pháp luật về BHYT ở Việt Nam hiện nay

2.2.6. Quy định xử lý vi phạm pháp luật về BHYT

Đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BHYT đƣợc pháp luật quy định cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói chung và vi phạm pháp luật về BHYT nói riêng.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế gồm các nhóm hành vi vi phạm trong khám chữa bệnh, trong phòng chống bệnh, trong lĩnh vực thuốc, vật tƣ y tế…

Các hành vi vi phạm hành chính về BHYT này đƣợc quy định tại Mục 5, từ điều 80 đến điều 95, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, gồm có 15 hành vi vi phạm cụ thể phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Mức phạt tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thấp nhất là 200 nghìn đồng, cao nhất lên đến 70 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm, mức độ gây thiệt hại, trong đó hành vi vi phạm có mức xử phạt cao nhất thuộc nhóm các vi phạm quy định về quản lý thuốc, hóa chất, vật tƣ y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giƣờng bệnh và các chi phí khác trong khám, chữa bệnh BHYT.

Mặc dù Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế vừa đƣợc ban hành ngày 28/9/2020, và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020, riêng các quy định xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phịng có hiệu lực ngay từ ngày ký (28/9/2020) nhƣng một số quy định xử lý vi phạm pháp luật về BHYT vẫn tồn tại một số bất cập nhƣ sau:

Một là, Nghị định đã quy định mức xử phạt đối với đối với hành vi khơng đóng BHYT của đối tƣợng bắt buộc tham gia BHYT là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng [12, Khoản 1 Điều 80] nhƣng lại chƣa quy định biện pháp khắc phục hậu quả là phải đóng BHYT ngay.

Hai là, kỹ thuật lập quy còn bất cập, ví dụ: cùng một hành vi vi phạm của NSDLĐ là “đóng BHYT khơng đủ số ngƣời bắt buộc tham gia BHYT” nhƣng lại đƣợc quy định mức phạt ở cả hai khoản là khoản 2 và khoản 3 Điều 80 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 80 Nghị định này cịn chƣa có sự phân biệt mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm, khi xếp hành vi khơng đóng BHYT cho tồn bộ số NLĐ bắt buộc tham gia BHYT và đóng khơng đủ số ngƣời số ngƣời bắt buộc tham gia BHYT của NSDLĐ có cùng mức phạt là chƣa hợp lý.

Thứ hai, vi phạm hình sự trong lĩnh vực BHYT

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 quy định hai tội danh liên quan đến BHYT tại các điều gồm: Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216. Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ.

Đối với tội gian lận BHYT thì mức phạt tiền cao nhất có thể lên đến 100 triệu đồng hoặc mức phạt tù cao nhất lên đến 5 năm.

Đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ thì mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân phạm tội là 1 tỷ đồng hoặc mức phạt tù cao nhất đến 7 năm; đối với pháp nhân thƣơng mại phạm tội thì mức phạt tiền cao nhất lên đến 3 tỷ đồng.

Để xử lý hình sự đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi vi phạm đƣợc quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự thì phải thỏa mãn điều kiện là “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm”.

Hai tội danh này đƣợc hƣớng dẫn tại Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 25/6/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2019.

Nghị quyết này quy định một số tình tiết định khung hình phạt gồm: Có tính chất chun nghiệp; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; phạm tội 2 lần trở lên; khơng đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ.

Tính đến thời điểm 30/9/2020, cơ quan BHXH đã kiến nghị khởi tố hơn 300 vụ, trong đó đã có 04 vụ đƣợc khởi tố theo Điều 214. Tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của Bộ luật Hình sự năm 2015 và đến thời điểm này chƣa có vụ việc

nào bị khởi tố theo Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp [50].

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế từ thực tiên thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)