3.2. Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về BHYT
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về đối tƣợng tham gia BHYT và quy định nhằm
định nhằm duy trì, phát triển đối tƣợng tham gia BHYT
Thứ nhất, bổ sung quy định pháp luật về đối tượng tham gia BHYT
Pháp luật BHYT chia ra năm nhóm tham gia BHYT với từng đối tƣợng tham gia cụ thể và thực tiễn thực hiện đã bao phủ đƣợc gần nhƣ toàn bộ các đối tƣợng tham gia BHYT và thực hiện chính sách BHYT tồn dân. Riêng “đối tƣợng khác” đƣợc đề cập trong khoản 6 Điều 12 Luật BHYT 2008, sửa đổi 2012 đƣợc Chính phủ hƣớng dẫn cụ thể tại Điều 1 Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định105/2014/NĐ-CP) nhƣ sau:
(1) Công nhân cao su đang hƣởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30 tháng 5 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với cơng nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thơi việc thì sẽ do tổ chức BHXH đóng bảo hiểm y tế cho những đối tƣợng này.
(2). Ngƣời thuộc hộ gia đình làm nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình thì sẽ đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ mức đóng BHYT tối thiểu 30 phần trăm [10, Điểm c Khoản 1 Điều 8]. Tuy nhiên, khi triển khai khai thực hiện pháp luật về BHYT, chúng ta thấy cần phải có quy định đối với một số đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc đóng BHYT hoặc hỗ trợ đóng BHYT nhƣ: nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Hiện nay, đối tƣợng này không đƣợc quy định trong Luật BHYT 2008, sửa đổi 2014 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp luật về BHYT mà chỉ đƣợc quy định “Nạn nhân bom mìn đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hỗ trợ mua BHYT và đƣợc hƣởng chính sách BHYT theo quy định về bảo hiểm y tế” [11, Khoản 1 Điều 27] và văn bản này cũng không
quy định cụ thể nhà nƣớc “hỗ trợ” mua BHYT nhƣ thế nào? Hỗ trợ về thủ tục mua hay hỗ trợ kinh phí mua?
Thứ hai, hoàn thiện quy định nhằm duy trì, phát triển đối tượng tham gia BHYT.
Hiện nay, chính sách ƣu đãi nhằm duy trì, phát triển đối tƣợng tham gia BHYT chỉ mới chỉ dừng lại ở hai quy định:
Một là, ƣu đãi giảm mức đóng khi tham gia BHYT hộ gia đình nhƣ tác giả đã phân tích ở mục 2.2.2.1. Quy định về mức đóng BHYT.
Hai là, quy định ƣu đãi về thanh toán quyền lợi BHYT đối với ngƣời tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, khám chữa bệnh đúng tuyến và có mức thanh tốn đồng chi trả (5 phần trăm hoặc 20 phần trăm tùy đối tƣợng tham gia) lớn hơn 6 tháng lƣơng cơ sở thì đƣợc cấp “Giấy chứng nhận khơng cùng chi trả trong năm” và đƣợc hƣởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo nhƣ tác giả đã đề cập trong mục 2.2.4.2. Quyền lợi hƣởng bảo hiểm y tế của ngƣời tham gia.
Theo tác giả, để duy trì, phát triển đối tƣợng tham gia BHYT nhà nƣớc nên có thêm nhiều chính sách ƣu đãi cho ngƣời tham gia BHYT liên tục nhiều năm nhƣ tăng quyền lợi hƣởng BHYT tỷ lệ thuận với số năm tham gia BHYT và có chính sách giảm mức đóng đối với ngƣời tham gia BHYT nhiều năm liền nhƣng chi phí khám, chữa bệnh của họ thấp hoặc khơng phát sinh chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Quy định này nhằm khuyến khích ngƣời dân quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân, có chế động ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Ví dụ 1: Chúng ta có thể quy định:
- Ngƣời tham gia BHYT liên tục 10 năm thì từ năm thứ 11 sẽ đƣợc hƣởng 90% chi phí khám chữa bệnh;
- Ngƣời tham gia BHYT liên tục 15 năm thì từ năm thứ 16 sẽ đƣợc hƣởng 95% chi phí khám chữa bệnh;
- Ngƣời tham gia BHYT liên tục 20 năm thì từ năm thứ 21 sẽ đƣợc hƣởng 100% chi phí khám chữa bệnh;
Ví dụ 2: Chúng ta có thể quy định:
- Ngƣời tham gia BHYT liên tục 5 năm mà không phát sinh chi phí khám chữa bệnh BHYT thì năm thứ 6 đƣợc giảm một tỷ lệ nhất định tiền phí đóng BHYT. Nếu những năm sau mà phát sinh chi phí khám chữa bệnh thì lại đóng đủ phí BHYT, nếu tiếp tục khơng phát sinh chi phí khám chữa bệnh lại tiếp tục đƣợc giảm phí đóng BHYT.