3.2. Một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về BHYT
3.2.4. Sửa đổi quy định pháp luật xử lý vi phạm BHYT
Thứ nhất, đối với các quy định xử lý vi phạm hành chính về BHYT.
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ra đời đã khắc phục đƣợc những hạn chế về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói chung và lĩnh vực BHYT nói riêng nhƣ:
Lần đầu tiên, Nghị định dành riêng một Mục 5 trong chƣơng II đề cập tới hành vi vi phạm hành chính về BHYT. Trong đó, có 16 điều quy định 16 nhóm hành vi vi phạm về BHYT đƣợc nêu ra nhƣ tác giả đã phân tích trong mục 2.2.6. Quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
Mức phạt tối đa này đã đƣợc điều chỉnh tăng lên so với mức phạt tối đa 50 triệu đồng đƣợc quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013. Trong đó, hành vi vi phạm có mức xử phạt cao nhất thuộc nhóm các vi phạm quy định về quản lý thuốc, hóa chất, vật tƣ y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giƣờng bệnh và các chi phí khác trong khám, chữa bệnh BHYT. Quy định này nhằm ngăn ngừa hành vi trục lợi từ quỹ BHYT của các cơ sở khám, chữa bệnh.
Lần đầu tiên, hành vi khơng đóng BHYT của đối tƣợng bắt buộc tham gia BHYT sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng [12, Khoản 1 Điều 80]. Hành vi cho mƣợn thẻ BHYT có thể bị phạt đến 5 triệu đồng [12, Khoản 1 Điều 80].
Tuy nhiên, nhƣ tác giả đã phân tích trong mục 2.2.6. Quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế, những quy định này vẫn còn hạn chế, khi nào sửa đổi nghị định này, cần bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi khơng đóng BHYT của đối tƣợng bắt buộc tham gia BHYT, đó là buộc phải tham gia đóng BHYT.
Ví dụ: học sinh khơng tham gia BHYT thì ngƣời giám hộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cảnh cáo hoặc phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “đóng phí BHYT”.
Bên cạnh đó, kỹ thuật lập quy cũng cần đƣợc rà soát lại cho phù hợp với nguyên tắc một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần; nhiều ngƣời cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi ngƣời vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó; một ngƣời thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm [33, Điểm d khoản 1 Điều 3]. Chúng ta nên xếp việc xử phạt vi phạm hành chính về BHYT đối với hành vi vi phạm, bất luận chủ thể vi phạm là ai.
Theo khoản 2 Điều 80 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: “2. Phạt tiền đối với
hành vi khơng đóng BHYT cho tồn bộ số NLĐ bắt buộc tham gia BHYT của NSDLĐ, đóng BHYT khơng đủ số người bắt buộc tham gia BHYT của NSDLĐ, chậm đóng BHYT, trốn đóng BHYT theo một trong các mức sau đây…”. Trong khi
đó, khoản 3 Điều 80 Nghị định này quy định: “Phạt tiền đối với hành vi đóng BHYT khơng đủ số tiền phải đóng theo một trong các mức sau đây” dẫn đến cách hiểu khác nhau:
Phải chăng: khoản 2 Điều 80 Nghị định này, áp dụng cho chủ thể vi phạm là NSDLĐ cịn khoản 3 thì áp dụng cho các chủ thể vi phạm khác.
Thứ hai, đối với các quy định xử lý vi phạm hình sự về BHYT.
Hai tội danh vi phạm quy định về BHYT là tội gian lận BHYT (Điều 215) và tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ (Điều 216) đƣợc quy định trong Bộ
luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 nhƣng khó thực thi trong thực tế bởi nguyên nhân là chƣa có văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Tòa án nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết hƣớng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ của Bộ luật hình sự và đến ngày 01 tháng 9 năm 2019, Nghị quyết này mới có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, một điều trong những điều kiện để xử lý hình sự đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ theo Điều 216 là “đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” thì đến ngày 28 tháng 9 năm 2020, Chính phủ mới ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính về BHYT tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP và đến ngày 15 tháng 11 năm 2020 các quy định này mới có hiệu lực thi hành.
Đây cũng chính là ngun nhân dẫn đến tình trạng đến thời điểm 30/9/2020 chƣa có vụ việc nào bị khởi tố theo Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp [50].