Một số vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về BHYT

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế từ thực tiên thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về BHYT phải đảm bảo định hướng phát triển BHYT toàn dân, phục vụ tốt nhất việc chăm sóc sức khỏe nhân dân theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Đảng ta đã khẳng định: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi ngƣời dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi ngƣời dân, của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; đầu tƣ cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tƣ cho phát triển; hƣớng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và BHYT tồn dân; mọi ngƣời dân đều đƣợc quản lý, chăm sóc sức khoẻ; đƣợc bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia BHYT và thụ hƣởng các dịch vụ y tế” [14]. Để chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân Đảng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỉ lệ tham gia BHYT đạt 95 phần trăm dân số; tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế giảm còn 35 phần trăm; tỉ lệ hài lòng của ngƣời dân với dịch vụ y tế đạt trên 80 phần trăm. Đến năm 2030 tỉ lệ tham gia BHYT trên 95 phần trăm dân số; tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế giảm cịn 30 phần trăm và tỉ lệ hài lòng của ngƣời dân với dịch vụ y tế đạt trên 90 phần trăm [14].

Để thực hiện mục tiêu này địi hỏi các chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc về BHYT cần đƣợc hoàn thiện nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho ngƣời dân, theo đó cần nhanh chóng thực hiện BHYT tồn dân để có nguồn quỹ tài chính ổn định, bền vững dành cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời giảm chi phí tiền túi của hộ gia đình dành cho việc chăm sóc y tế. Bên cạnh đó, mục tiêu này cũng đặt ra cho việc hồn thiện quy định trong cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về BHYT để ngƣời dân thực sự hài lòng với dịch vụ y tế. Ngƣời dân phải

coi việc tham gia BHYT là một chi phí khơng thể thiếu trong cuộc sống của họ và họ sẵn lịng tham gia vì họ sẽ đƣợc chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất khi sử dụng dịch vụ BHYT chứ không phải đây chỉ là quy định “bắt buộc” tham gia BHYT.

Thứ hai, hồn thiện pháp luật về BHYT nhằm thực hiện có hiệu quả và cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Sức khỏe là tài sản quý nhất của con ngƣời, ai cũng có quyền đƣợc chăm sóc, bảo vệ “tài sản vơ giá” đó, khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mọi ngƣời tham gia BHYT đóng góp theo quy định và hƣởng chế độ BHYT theo mức độ bệnh tật chứ khơng phải theo mức độ đóng góp.

Việc pháp luật quy định tỷ lệ hƣởng BHYT khác nhau trong điều trị bệnh tật đối với từng đối tƣợng cụ thể và từng trƣờng hợp cụ thể là nhằm bảo vệ những đối tƣợng đặc thù hoặc yếu thế hoặc thu nhập bị giảm sút so với những đối tƣợng khác, đây cũng chính là sự đảm bảo cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, chứ khơng phải là phân biệt đối xử giữa những ngƣời tham gia BHYT. Do đó, các quy định pháp luật về BHYT cần đƣợc hồn thiện nhằm thực hiện có hiệu quả và cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về BHYT nhằm đảm bảo cân đối thu-chi, minh bạch, công khai và bền vững về tài chính.

Pháp luật về BHYT đã có quy định cụ thể về việc dành 90 phần trăm số tiền đóng BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh; 10 phần trăm số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phịng, chi phí quản lý quỹ BHYT, trong đó dành tối thiểu 5 phần trăm số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phịng [29, Điều 35]. Vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện quy định pháp luật về phƣơng thức thanh toán BHYT giữa cơ quan BHXH với cơ sở khám chữa bệnh để vừa đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh BHYT cho ngƣời tham gia, vừa chống đƣợc tình trạng làm dụng các kỹ thuật không cần thiết nhằm trục lợi từ quỹ BHYT của các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Thực hiện đƣợc mục

tiêu này cũng chính là quản lý tốt quỹ BHYT, đảm bảo cân đối thu-chi, minh bạch, công khai và bền vững về tài chính.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế từ thực tiên thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)