Ớt (Capsicum annuum L.)

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về một số chiết xuất thảo mộc có khả năng kháng cơn trùng

1.2.2. Ớt (Capsicum annuum L.)

Ớt thuộc họ cà Solanaceae, là cây loại cỏ mọc hàng năm tại những nước ôn đới, sống lâu năm và thân phía dưới hóa gỗ ở những nước nhiệt đới. Cây có rất nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thn dài, đầu nhọn, phía cuống cũng thn hẹp, có cuống, phiến lá dài 2 - 4 cm, rộng 1.5 - 2 cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả mọc rủ xuống hay hướng lên trên (chỉ thiên), hình dáng thay đổi, khi thì trịn, khi thì dài, đầu nhọn, màu vàng hay đỏ. Độ cay của ớt tùy theo các điều kiện khác nhau. Ớt được trồng khắp nơi tại Việt Nam, có những loại mọc hoang [23].

Các nghiên cứu phân tích thành phần hóa học chỉ ra rằng trong ớt có chứa một số hợp chất như phenolic, flavonoid, carotenoid, capsaicin và dihydrocapsaicin. Ngồi ra, quả ớt cịn chứa thành phần dinh dưỡng bao gồm các acid amin, acid béo, chất xơ và các nguyên tố vi lượng [28-30].

Nghiên cứu của Vinayaka và cộng sự đã chứng minh chiết xuất từ lá và quả của

Capsicum frutescens (L.) var. Longa có khả năng kháng cơn trùng trên ấu trùng Aedes aegypti. Trong đó, cao chiết của quả thể hiện hoạt tính tốt hơn cao chiết của lá. Ở nồng

độ 10 mg/mL, cao chiết lá khơng thể hiện hoạt tính sau 24 giờ trong khi cao chiết quả lại có tỉ lệ tử vong là 81% [31].

Trong một nghiên cứu khác, Ngai cùng cộng sự cũng đã tiến hành đánh giá hoạt tính kháng cơn trùng của các chiết xuất đã được phân đoạn của quả ớt chỉ thiên (Capsicum annuum) trên ấu trùng Tenebrio molitor và Zophobas morio. Khả năng gây

tử vong côn trùng của 3 loại cao chiết MeOH, hexane (hex) và dichloromethane (DCM) được đánh giá thơng qua phương pháp độc tính tiếp xúc. Kết quả cho thấy cao chiết MeOH thể hiện hoạt tính từ 81 - 83% đối với loài Z. morio và gây 76 - 88% đối với T. molitor. Cao chiết hex thể hiện hoạt tính kém nhất đối với cả 2 lồi. Trong khi đó, cao chiết DCM thể hiện hoạt tính mạnh nhất khi gây chết tồn bộ cá thể ở nồng độ 10 mg/mL ở cả 2 loài sau 1 ngày khảo sát [32].

Ngoài ra, báo cáo của Li cùng cộng sự cho thấy cao chiết ớt khơng chỉ có khả năng kháng 14 loại cơn trùng gây hại trong nơng nghiệp trong thử nghiệm ở phịng thí nghiệm mà cịn có hiệu quả tương đối tốt trong điều kiện thức tế (ngoài đồng ruộng) [33]. Do đó, chiết xuất từ ớt có tiềm năng trong việc ứng dụng vào thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)